Kỹ thuật nuôi nhím cảnh để chúng phát triển khỏe mạnh

Động vật khác
5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh hamster thì những chú nhím cảnh được rất nhiều người nuôi làm thú cưng. Tuy vậy, việc nuôi nhím cảnh không hề đơn giản chút nào. Bạn cần có sự hiểu biết nhất định về loài động vật này và phải đầu tư một khoản chi phí kha khá trong quá trình nuôi. Hãy cùng Soc-pet tìm hiểu kỹ thuật nuôi và chăm sóc nhím cảnh trong bài viết dưới đây.

Có nên nuôi nhím cảnh không?

Nhím cảnh (Hedgehogs) còn được gọi là nhím gai hay nhím lùn châu Phi. Chúng được thuần hóa từ các loài nhím gai hoang dã và trở thành một loại thú nuôi độc lạ hiện nay.

Tuổi thọ trung bình của chúng là từ 3 – 4 năm. Nhím cảnh rất thuần, hình dáng bên ngoài đáng yêu và không tốn nhiều diện tích nuôi. Chính vì vậy, nếu bạn có niềm yêu thích với những loại động vật kích thước nhỏ nhắn, đáng yêu thì hãy thử nuôi nhím cảnh nhé!

Nhím cảnh trở thành thú nuôi phổ biến ngày nay
Nhím cảnh trở thành thú nuôi phổ biến ngày nay

Kỹ thuật nuôi nhím cảnh khỏe mạnh

Kỹ thuật nuôi nhím cảnh không dễ, nhưng cũng không quá phức tạp. Bạn hãy tham khảo các kinh nghiệm dưới đây để nuôi và chăm sóc nhím cảnh ngày càng khỏe mạnh nhé!

Chọn giống nhím cảnh

Một chú nhím cảnh được coi là có chất lượng cao khi có kích thước đạt từ 6 – 7cm, có màu lông đẹp, bộ lông mượt óng và dáng chạy khỏe.

Với những người bắt đầu nuôi nhím cảnh, bạn nên chọn những con có độ tuổi từ 1,5 – 2 tháng tuổi. Nếu nhím quá nhỏ thì chúng có tỷ lệ tử vong rất cao. Ngược lại, nhím có đã lớn thì bạn không thể chơi đùa và huấn luyện chúng một cách tốt nhất.

Nên nuôi những chú nhím cảnh từ 1,5 - 2 tháng tuổi
Nên nuôi những chú nhím cảnh từ 1,5 – 2 tháng tuổi

Chuồng nuôi nhím cảnh

Nhím cảnh là loài vật chạy nhảy rất nhanh. Vì vậy, chuồng của chúng phải có kích thước tối thiểu là 32×60, rộng rãi, không có tầng để có thêm không gian cho nhím vui chơi và tập thể dục.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chuồng nuôi nhím kiểng, trong đó phổ biến nhất 2 loại sau:

  • Bể kính nuôi cá hoặc bể mica: Ưu điểm của loại bể này có màu trong suốt, giá thành rẻ và giúp người nuôi dễ dàng quan sát mọi hoạt động của nhím bên trong. Tuy nhiên, bể mica và bể kiếng có không có khả năng thông gió, khiến nhím cảm thấy nóng nực, khó chịu, đặc biệt là vào mùa hè.
  • Chuồng thiết kế sẵn: Loại chuồng này có nhiều kiểu dáng, màu sắc, không quá bí gió và được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng thú cưng. Tuy nhiên, cũng chính vì được thiết kế thoáng mát nên chúng không thể cản mùi hôi từ nhím.

Mỗi loại chuồng nuôi nhím cảnh lại có ưu – nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người nuôi vẫn ưu tiên sử dụng bể kính hoặc chuồng mica để nuôi nhím bởi tính tiện lợi của chúng.

Bạn nên bố trí chuồng nuôi ở khô ráo, thoáng mát và tránh tiếng ồn để không làm bé nhím bị hoảng sợ. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm cho chuồng nuôi một số vật dụng như bình nước, máng thức ăn, bánh xe, nhà ngủ để bé vừa ăn uống, vừa vui đùa. Lưu ý, bạn nên chọn những vật dụng được làm bằng nhựa hoặc mica để đảm bảo an toàn cho bé nhím.

Thức ăn và nước uống cho nhím kiểng

Nhím cảnh là động vật ăn tạp. Thức ăn của chúng là các loại côn trùng, sâu bọ, hoa quả, rau củ và các loại hạt khô dành riêng cho thú cảnh nhỏ. Mỗi ngày, bạn chỉ nên cho nhím ăn 2 – 3 bữa. Nhím từ 7 tháng tuổi trở lên chỉ cần ăn 1 bữa/ngày là đủ.

Bên cạnh những loại thức ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung thêm khoáng chất và vitamin cho nhím để chúng phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên cho nhím đực vitamin C vì có thể làm chúng bị vô sinh.

Ngoài ra, nước uống là thứ không thể thiếu đối với nhím cảnh. Bạn nên cho chúng uống nước sạch đã được đun sôi để tránh các bệnh về đường ruột.

Thức ăn nuôi nhím cảnh
Thức ăn nuôi nhím cảnh

Trị bệnh cho nhím cảnh

Nhím kiểng có sức đề kháng tốt nên ít khi bị bệnh. Nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là trong việc phòng và trị bệnh cho chúng. Vào đầu mùa mưa, nhím có thể bị cảm lạnh. Bạn có thể sưởi ấm cho chúng bằng bóng đèn dây tóc.

Bên cạnh đó, cần giữ chuồng nuôi nhím cảnh luôn sạch sẽ để tránh các bệnh về đường ruột và ghẻ lở. Khi thấy sự bất thường của nhím, cần đưa đến bệnh viện thú y ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Quá trình sinh sản và nuôi con của nhím kiểng

Nhím kiểng sẽ bắt đầu giao phối khi chúng được 6 tháng tuổi. Khi ấy, cơ thể của chúng mới phát triển hoàn toàn, không gây nguy hiểm tới quá trình mang thai và sinh con. Một năm, nhím cái đẻ 1- 2 lứa, mỗi lứa từ 3 – 7 nhím con. Thời gian mang thai của nhím cảnh là khoảng 1 tháng tính từ thời điểm giao phối.

Trong thời gian mang thai, sinh lý và tâm lý của nhím cái sẽ có sự thay đổi. Bạn có thể nhận biết nhím mang thai dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Cân nặng và sức ăn tăng lên rõ rệt.
  • Phân thô, cứng, có thể lẫn một số thức ăn chưa tiêu hóa hết.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Thường xuyên tấn công các con khác trong đàn, đặc biệt là con đực.
  • Dưới bụng xuất hiện một vạch dài màu đen, bầu vú to và nổi rõ.

Ngay khi phát hiện nhím cái có thai, bạn nên cách ly nó với đồng loại để phòng ngừa đánh nhau, có thể làm hư thai hoặc đẻ non. Sau khi nhím sinh con, bạn không nên lại gần chúng ngay lập tức, đặc biệt là không chạm vào con non mới đẻ. Điều này sẽ khiến nhím mẹ cảm thấy bị đe dọa, dẫn đến việc mất sữa, bỏ con, thậm chí là cắn chết con non.

Đợi khoảng 1 tuần hãy tới xem xét con non
Đợi khoảng 1 tuần hãy tới xem xét con non

Cách phân biệt nhím cảnh cái và đực

Việc chọn giới tính nhím cảnh rất quan trọng khi bạn quyết định có nên để chúng sinh sản hay không. Để chọn giới tính khi nuôi nhím cảnh, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau:

Ngoại hình

Cách phân biệt này chỉ có thể áp dụng với các bé nhìn trên 2 tháng tuổi. Thông thường, nhím đực có ngoại hình nhỏ hơn nhím cái. Nguyên nhân bởi vì nhím đực tập trung dinh dưỡng để nuôi cơ bắp, trong khi nhím cái tập trung phát triển các mô mỡ.

Độ thân thiện

Nhím kiểng đực luôn tỏ ra khó chịu, muốn tiếp cận với chúng bạn cần phải kiên nhẫn trong một thời gian dài. Ngược lại với nhím đực thì các nàng nhím cái luôn tỏ ra thân thiện với người nuôi. Bạn có thể dễ dàng bồng bế, cưng nựng chúng một cách thoải mái. Tuy nhiên, phương diện này chỉ chính xác khoảng 95%.

Cách phân biệt nhím cảnh đực và cái
Cách phân biệt nhím cảnh đực và cái

Lượng thức ăn

Từ 2 tháng tuổi trở đi, nhím kiểng đực ăn và uống nước rất ít. Trong khi đó, nhím cái tham ăn và tiêu thụ nước nhiều hơn hẳn con đực. Chính vì điều này, con cái sẽ đi vệ sinh nhiều hơn con đực.

Bộ phận sinh dục

Đây là cách phân biệt nhím đực và nhím cái chính xác nhất. Đầu tiên, hãy quan sát phần bụng của nhím. Đối với con đực, bộ phận sinh dục thường nhô gần giữa bụng. Khoảng cách từ tuyến sinh dục đến hậu môn là vài cm. Trong khi với con cái, tuyến sinh dục của chúng sẽ gần sát với hậu môn.

Cách nuôi nhím kiểng không bị hôi

Nuôi nhím cảnh có hôi không thắc mắc của rất nhiều người. Nhím có mùi rất đặc trưng, mùi này có thể tăng hoặc giảm tùy vào việc chuồng nuôi có được vệ sinh thường xuyên hay không. Chính vì vậy, cách nuôi nhím kiểng không bị hôi hiệu quả nhất lúc này là thường xuyên thay lớp mùn lót trong chuồng của chúng.

Không nên sử dụng nước xịt phòng hoặc nước hoa để tẩy mùi chuồng nuôi. Bởi các thành phần tạo mùi có trong nước hoa có thể làm ảnh hưởng nặng nề tới hệ hô hấp của nhím. Ngoài ra, không nên lót chuồng bằng mùn cưa có mùi thơm bởi các loại mùn này có thể làm nhím bị ngộ độc nếu chẳng may nuốt phải.

Bên cạnh đó, tránh đặt chuồng ở nơi nhiều chuột, kiến, gián. Các loại côn trùng này không những có thể tấn công nhím mà còn là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho thú cưng của bạn.

Nuôi nhím cảnh có hôi không?
Nuôi nhím cảnh có hôi không?

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi nhím cảnh mà bài viết muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn sẽ biết cách chăm sóc chú nhím của mình một cách đúng nhất. Đừng quên tìm đọc nhiều bài viết thú vị về các loại động vật khác tại Soc-pet.com nhé!

Bài liên quan

Shopee