Cách tắm cho mèo đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất

Mèo
Đánh giá post

Có vẻ thật khó tin khi loài động vật ưa thích sạch sẽ như mèo lại cự tuyệt khi được mang đi tắm. Thực tế, điều này hoàn toàn có thật đối với hầu hết những con mèo, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt là những con mèo thích tắm và nghịch nước. Nguyên nhân chính lý giải cho điều này là phần lớn những con mèo đều rất sợ nước. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tắm cho mèo tại nhà siêu đơn giản và dễ thực hiện.

Vì sao loài vật ưa sạch sẽ như mèo lại không thích việc tắm rửa?
Vì sao loài vật ưa sạch sẽ như mèo lại không thích việc tắm rửa?

Thời điểm thích hợp để tắm cho mèo

Có thể nói rằng, mèo là vật nuôi vô cùng khó tính và khó chiều, chúng thích kiểu thời tiết khô ráo nhưng lại không được quá nóng và cũng không quá lạnh. Chính vì vậy, việc tắm cho mèo nên lựa thời điểm mà chúng cảm thấy thoải mái nhất, là những ngày trời nắng ráo, có nhiệt độ trung bình, đây chính là thời điểm phù hợp để tắm mèo.

Bên cạnh đó, thời điểm mèo cưng nhà bạn đang buồn ngủ cũng là lúc thích hợp để đưa chúng vào bồn tắm, bởi lẽ, khi buồn ngủ, mèo sẽ lười phản ứng lại những tác động từ bên ngoài.

Tần suất tắm mèo bao nhiêu là phù hợp?

Hầu hết những con mèo đều dành phần lớn thời gian để tự làm sạch cơ thể bằng việc liếm lông của mình, thế nên bạn chỉ cần tắm cho chúng 1 – 2 lần trong tháng. Ngoại trừ những trường hợp mèo nghịch ngợm bị dính bẩn hoặc chúng đang trong tình trạng bị bọ chét kí sinh thì bạn có thể điều chỉnh số lần tắm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, không nên tắm mèo quá 3 lần/tháng và nên tìm hiểu cách tắm mèo sao cho chuẩn nhất để mang lại hiệu quả cao.

Tắm cho mèo con từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng hình thành thói quen tắm rửa
Tắm cho mèo con từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng hình thành thói quen tắm rửa

Vì sao cần phải tập cho mèo con thói quen tắm rửa khi còn nhỏ?

Thực chất, không hẳn con mèo nào cũng sợ nước và e ngại việc tắm rửa, một số con mèo chỉ đơn giản là không muốn mình trở nên xấu xí trong mắt của chú nhân. Tuy nhiên, nếu bạn hình thành thói quen tắm rửa cho mèo cưng từ khi còn nhỏ, chúng sẽ xem đó là chuyện bình thường và dễ dàng thỏa hiệp với việc tắm rửa hàng tháng. Khi đó, việc tắm rửa cho mèo sẽ không quá khó khăn và tốn nhiều công sức.

Cách tắm cho mèo con lần đầu tiên

Lần đầu tiên mèo con được tắm là giai đoạn vô cùng quan trọng, chủ nuôi cần hết sức cẩn trọng, không để tắm rửa trở thành nỗi ám ảnh của chúng. Trước hết, hãy tập cho chúng làm quen với cảm giác tiếp xúc với nước, tốt nhất nên sử dụng nước ấm vừa phải, và đừng cố gắng làm ướt chúng bằng cách hất nước lên toàn bộ cơ thể. Đối với mèo con dưới 1 tuổi, khoảng cách giữa những lần tắm nên rơi vào khoảng 1,5 – 2 tháng là tốt nhất và không nên sử dụng nước lạnh để tắm cho chúng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế về phương pháp tắm cho mèo con đúng cách để giúp chúng cảm thấy an tâm.

Cần chuẩn bị những gì khi tắm cho mèo?

Đối với mèo trưởng thành, bạn sẽ không cần quá vất vả khi cho chúng tắm rửa, tuy nhiên, đối với những con mèo hiếm khi hoặc lần đầu được tắm, bạn cũng nên chậm rãi, nhẹ nhàng để chúng không bị hoảng sợ. Các chủ nuôi có thể tham khảo cách tắm cho mèo cụ thể qua các bước dưới đây, tuy nhiên, trước khi tắm, bạn cũng cần thực hiện một số công tác chuẩn bị bao gồm:

Chải lông cho mèo

Tương tự như tóc của con người, lông mèo cũng sẽ trở nên rối và khó gỡ khi gặp nước, và nếu bạn cố gắng chải sẽ khiến mèo bị đau và rụng lông. Vì thế, để hạn chế việc này, bạn nên chải lông cho mèo cưng trước khi tắm và nên chọn loại lược chuyên dụng dành riêng cho thú cưng. Các chủ nuôi cần tiến hành chải mượt lông trên toàn bộ cơ thể mèo, đặc biệt là phần chân, bụng và trên đỉnh đầu.

Chải lông cho mèo có thể khiến tâm trạng của chúng tốt hơn
Chải lông cho mèo có thể khiến tâm trạng của chúng tốt hơn

Bên cạnh đó, quá trình chải lông này cũng sẽ giúp mèo cưng được thoải mái và thư giãn hơn, từ đó, chúng cũng sẽ dễ chịu hơn trong việc tắm rửa.

Cắt móng cho mèo

Tắm táp vẫn luôn là việc khó chấp nhận với hầu hết các giống mèo ngay cả khi chúng đã quen với điều này trong suốt một thời gian dài. Chính vì vậy, không có gì có thể đảm bảo rằng trong quá trình tắm, mèo cưng không có những hành động bất hợp tác với chủ nhân của mình. Khi đó, chúng có thể vô tình làm bạn bị thương bằng móng vuốt của mình, vì thế, cắt móng cho mèo trước khi tắm cũng chính là một cách để bạn bảo vệ bản thân khỏi tổn thương.

Đặc biệt, giữ cho tâm trạng của mèo thả lỏng, thoải mái khi tắm luôn là yếu tố quan trọng nhất, vậy nên bạn không nhất thiết phải cắt móng cho chúng ngay trước khi tắm. Thay vào đó, hãy làm điều này trước vài ngày hay ít nhất là vài giờ trước khi tắm để mèo có được trạng thái ổn định nhất.

Chọn sữa tắm cho mèo

Mèo ở từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe, màu lông cũng như độ dài của lông sẽ có những sản phẩm sữa tắm phù hợp nhất cho chúng. Đối với mèo con, bạn nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ, mèo đang bị các vấn đề về da hay bọ chét cần dùng các sản phẩm đặc trị,…

Cách tắm cho mèo trưởng thành đơn giản nhưng hiệu quả

Khi cảm thấy mèo cưng của bạn đã sẵn sàng để được tắm gội, hãy thực hiện lần lượt các bước dưới đây.

Bạn có đang tắm cho mèo cưng nhà mình đúng cách?
Bạn có đang tắm cho mèo cưng nhà mình đúng cách?
  • Bước 1: Pha nước tắm ấm vừa đủ, không quá nóng và tuyệt đối không nên dùng nước lạnh để tắm.
  • Bước 2: Dội nước làm ướt toàn bộ cơ thể mèo, nên tiến hành chậm rãi, nhẹ nhàng kèm theo vuốt ve để mèo không hoảng sợ.
  • Bước 3: Lấy một lượng sữa tắm vừa đủ, xoa đều trên 2 tay tạo bọt rồi bắt đầu thoa nhẹ lên khắp người mèo.
  • Bước 4: Dùng nước ấm dội sạch xà phòng trên người mèo, có thể lúc này mùi xà phòng sẽ khiến chúng khó chịu nên hãy làm thật chậm và nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Đặt mèo vào khăn bông để chúng không bị lạnh, bắt đầu lau khô nhất có thể, đặc biệt là vị trí hai tai, chân và vùng bụng.

Trong suốt toàn bộ quá trình tắm rửa, các chủ nuôi nên kết hợp vuốt ve và trò chuyện với mèo cưng để chúng được an tâm và tin tưởng vào chủ của mình, từ đó, chúng cũng sẽ hợp tác hơn trong việc tắm rửa.

Một số lưu ý về quá trình tắm cho mèo

Các chủ nuôi mèo cũng cần lưu ý một số điều sau khi có ý định tắm rửa cho mèo cưng của mình:

  • Nên lựa chọn thời điểm thích hợp để tắm mèo (tùy thuộc vào thời tiết, tâm trạng mèo,…)
  • Tốt nhất nên tắm cho mèo từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen tắm rửa, tuy nhiên chỉ nên bắt đầu tắm cho mèo con khi chúng được 2 tháng tuổi.
Hãy chắc chắn rằng mèo cưng của bạn cảm thấy dễ chịu khi được tắm
Hãy chắc chắn rằng mèo cưng của bạn cảm thấy dễ chịu khi được tắm
  • Nhiệt độ nước tắm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm trạng của mèo, tùy theo nhiệt độ ngoài trời mà pha nước ấm vừa đủ cho mèo.
  • Tuyệt đối không dùng dầu tắm cho chó để tắm cho mèo, điều này sẽ gây tổn thương đến làn da của chúng, đôi khi cũng sẽ khiến mèo bị nhiễm bệnh.
  • Hãy quan sát và theo dõi phản ứng của mèo cưng trong suốt quá trình tắm để chắc rằng chúng không cảm thấy khó chịu.
  • Tắm gội thường xuyên cho mèo là điều cần thiết, tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp chúng thật sự rất bẩn, cường độ tắm rửa chỉ nên dừng lại ở 1 lần vào mỗi tháng.

Cách tắm khô cho mèo

Ngoài ra, nếu mèo cưng của bạn nhất định không chịu thỏa hiệp với việc làm ướt cơ thể, bạn cũng có thể tắm khô cho mèo bằng phấn rôm hay dầu tắm khô, hiệu quả cũng không quá khác biệt. Đây là phương pháp dành riêng cho những chú mèo sợ nước được nhiều chủ nuôi ưa chuộng. Các bước tắm khô cho mèo cũng vô cùng đơn giản, bao gồm các công đoạn dưới đây:

  • Bước 1: Chải lông cho mèo để giúp chúng thư giãn, đồng thời loại bỏ lông rụng.
  • Bước 2: Dùng dầu tắm khô hay phấn rôm với lượng vừa đủ phủ đều lên cơ thể mèo.
  • Bước 3: Tiếng hành massage nhẹ nhàng trên làn da của mèo cưng, động tác tương tự như khi tắm cho mèo bằng nước.
  • Bước 4: Dùng lược chuyên dụng chải lông lại 1 lần nữa để loại bỏ phần phấn còn sót lại.

Nhiều người quan niệm rằng với loài động vật ưa thích sạch sẽ như mèo, việc tắm rửa sẽ khiến chúng cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, vì thế, các chủ nuôi hãy làm mọi cách để giúp mèo cưng của mình cảm thấy thoải mái, thư giãn và không e ngại việc tắm rửa nữa nhé. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn. Chúng bạn thành công!

Bài liên quan

Các loại rùa không chỉ là những sinh vật độc đáo mà còn đóng vai trò quan trọng trong hệ

Cách nuôi rùa không chỉ đơn thuần là việc cung cấp môi trường sống và thức ăn cho chúng. Điều

Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) là một loài rùa nước ngọt được yêu thích làm thú cưng ở nhiều