Bị chuột hamster cắn có sao không và cách xử lý khi bị cắn

Chuột
Đánh giá post

Hamster là một trong số các loại thú nuôi phổ biến được nhiều người yêu động vật lựa chọn chăm sóc như một thành viên trong gia đình. Bên cạnh ưu điểm không tốn quá nhiều công sức và chi phí như nuôi chó và mèo, hamster còn chiếm được tình cảm của chúng ta bởi vẻ ngoài vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên, nhiều người nuôi chuột vẫn luôn đặt câu hỏi rằng bị hamster cắn có sao không và nên làm gì khi bị cắn. Cùng tìm hiểu nhé.

Chuột hamster có thể cắn người vì một số nguyên nhân đặc biệt
Chuột hamster có thể cắn người vì một số nguyên nhân đặc biệt

Một số nguyên nhân khiến chuột hamster cắn người

Hamster là loài vật nhỏ bé, sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn và vô cùng đáng yêu, tuy nhiên, thi thoảng, vài chủ nuôi cũng sẽ bị cắn bởi chú chuột của mình. Mặc dù kích thước nhỏ bé của chúng vốn dĩ không thể gây ra những vết thương quá nghiêm trọng, nhưng vết cắn của hamster lại có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người. Để tránh cho bị chuột cắn trong quá trình chăm sóc, chúng ta nên xác định rõ lý do chuột cắn người, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Chuột cắn người do hoảng sợ

Chuột hamster còn được biết đến là loài vật có trái tim vô cùng nhỏ bé cùng hàng loạt tình huống “dở khóc dở cười” khi chúng giật mình. Một trong số những trường hợp có thể xảy ra khi các chú chuột gặp phải tình huống khiến chúng hoảng sợ chính là cắn vào tay khi bạn đang cho chúng ăn hoặc vuốt ve chúng. Phần lớn chuột hamster sẽ rất dễ giật mình nếu bạn chạm vào chúng khi chúng đang nghỉ ngơi. Đó cũng chính là thời điểm mà những chú chuột không sẵn sàng để được bạn vuốt ve hay ôm chúng lên. Khi này, bạn cũng có thể dùng thức ăn để kiểm tra xem chúng có sẵn sàng chơi đùa với bạn hay không, nếu không nhận được bất kì phản ứng nào, bạn nên để chúng một mình và quay lại vào thời điểm khác.

Hamster là loài vật nhút nhát và rất dễ bị giật mình, hoảng sợ và cắn người
Hamster là loài vật nhút nhát và rất dễ bị giật mình, hoảng sợ và cắn người

Trong trường hợp này, để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi bị chuột hamster cắn có sao không thì còn tùy thuộc vào vết thương mà chúng gây ra. Tuy nhiên, đa số những vết cắn của chuột hamster chỉ có thể khiến bạn bị xước da. Tuy nhiên, hãy nên rửa sạch vết cắn với nước ngay lập tức để phòng tránh nguy cơ mắc phải các bệnh từ động vật.

Chuột cắn người do bị đau

Nếu chú chuột của bạn đã quen thuộc với chủ nuôi nhưng đột nhiên một ngày, chúng trở nên hung dữ và khiến bạn bị thương, rất có thể chúng đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Những con chuột mang bệnh sẽ cắn người khi bị chạm vào do bị đau.

Không chỉ vậy, chuột hamster cái khi mang thai cũng sẽ trở nên hung dữ, đặc biệt là khi có chuột đực hoặc người lạ nào xuất hiện gần môi trường sống của chúng. Chính vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe của chuột để tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.

Chuột cắn người do nhầm lẫn với thức ăn

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thị giác của loài chuột hamster không tốt như loài người hay một số động vật khác, chúng chủ yếu dùng khứu giác để điều hướng. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi chuột, tay của bạn có thể bị chúng nhầm lẫn với một miếng thức ăn ngon khi bạn đang cho chúng ăn hoặc vuốt ve chúng, đặc biệt là khi tay bạn có mùi lạ như mùi thức ăn. Đó cũng chính là lý do mà bạn nên rửa tay thật sạch nếu có ý định đặt tay vào chuồng hoặc chạm vào những chú hamster của mình.

Chuột hamster không giỏi nhận diện được vật thể nào là đồ ăn của chúng
Chuột hamster không giỏi nhận diện được vật thể nào là đồ ăn của chúng

Trong trường hợp bị cắn, bạn tuyệt đối không nên ném chuột ra xa, điều này có thể khiến chuột bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nổi giận và to tiếng sẽ khiến chúng giật mình và hoảng sợ hơn, về sau, chuột hamster sẽ trở nên nhát gan hơn và rất khó để làm quen với chúng lại như cũ.

Bị chuột hamster cắn có sao không?

Bị chuột hamster cắn là điều hầu như không thể tránh khỏi đối với các chủ nuôi hamster lâu năm. Tuy rằng tương tự như chó mèo và các động vật khác, hành động này chỉ đơn giản xuất phát từ bản năng tự vệ khi chúng cảm thấy bị đe dọa nhưng vết cắn do chúng gây ra cũng tiềm ẩn một số nguy cơ gây bệnh.

Virus gây bệnh có trong nước bọt của hamster có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Virus gây bệnh có trong nước bọt của hamster có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

Vậy cụ thể, chuột hamster cắn có sao không? Theo các chuyên gia y tế và bác sĩ thú ý, vết thương do bị chuột hamster cắn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, khiến bạn mắc phải các bệnh dại, viêm phổi, uốn ván, dịch hạch,… nếu như bạn chưa từng tiêm phòng các bệnh này từ trước.

Nên làm gì khi bị chuột hamster cắn?

Tuy sở hữu thân hình nhỏ bé, nhưng chuột hamster vẫn có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn khi bị chúng cắn, thực tế, răng của hamster có thể đâm thủng da. Lúc này, bạn tuyệt đối không nên cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi hàm răng của chúng, điều này có thể khiến chúng hoảng sợ và cắn chặt hơn.

Thay vào đó, điều bạn nên làm chính là nhẹ nhàng hạ chúng xuống lồng, nếu chúng không tự động nhả ra, hãy thu hút sự chú ý của chúng bằng một ít thức ăn yêu thích. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nổi giận hay la hét vào mặt hamster khiến chúng sợ hãi và cắn sâu hơn.

Chuột hamster cắn có cần phải chích ngừa không?

Câu trả lời là có. Nếu như đã nắm được những thông tin về chuột hamster cắn có sao không, bạn cũng sẽ hiểu được rằng, việc cần phải tiến hành chích ngừa trong vòng 48 tiếng là vô cùng quan trọng, nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, càng để lâu, các virus có trong nước bọt của hamster có thể theo đường vết thương hở xâm nhập và đi sâu vào các cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể con người, gây tổn thương và sinh bệnh.

Chuột hamster cắn có sao không? Có cần tiêm ngừa khi bị hamster cắn hay không?
Chuột hamster cắn có sao không? Có cần tiêm ngừa khi bị hamster cắn hay không?

Để đạt được hiệu quả tiêm ngừa tốt nhất, bạn nên chọn các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín gần khu vực bạn sinh sống. Thông thường, liều tiêm ngừa do bị chuột hamster cắn sẽ bao gồm 5 mũi:

  • Mũi đầu tiên: Ngay sau khi bị bị chuột cắn trong vòng 12 tiếng.
  • Mũi thứ hai: Tiêm cách mũi mũi đầu tiên 30 ngày
  • Mũi thứ ba: Tiêm cách mũi thứ hai 6 tháng
  • Mũi thứ tư: Tiêm cách mũi thứ ba 12 tháng
  • Mũi thứ năm (mũi cuối): Tiêm cách mũi thứ tư 12 tháng

Một số loại vắc xin được dùng tiêm ngừa do chuột hamster cắn được các cơ sở y tế sử dụng nhiều nhất bao gồm vắc xin Fuenzalida, vacxin Verorab,…

Trong quá trình thực hiện tiêm ngừa, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Tuân thủ thời gian tiêm phòng giữa các mũi và thực hiện đầy đủ.
  • Tuyệt đối không vận động quá mạnh, không khiêng vác nặng, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích,…
  • Không tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
  • Thường xuyên theo dõi chuột hamster đã cắn mình xem có bất kì biểu hiện gì lạ không.
  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Bị chuột hamster cắn chảy máu có sao không?

Vết thương chảy máu khi bị chuột hamster cắn có sao không? Câu trả lời là có, nếu bạn không có các biện pháp sơ cứu kịp thời, hậu quả sẽ không đơn giản chỉ là các bệnh đã đề cập trên mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân. Chính vì vậy, đừng bỏ qua các bước xử lý khi bị chuột hamster cắn chảy máu dưới đây.

Bước 1: Bình tĩnh kiểm soát tình hình

Điều đầu tiên bạn phải làm chính là ổn định cảm xúc của mình, không nên hoảng loạn hay nóng giận làm ảnh hưởng đến tâm lý của hamster khiến chúng kích động và cắn sâu hơn. Cách tốt nhất là hãy nhẹ nhàng nhốt chuột vào lồng và ngay lập tức có các biện pháp rửa vết thương.

Bước 2: Vệ sinh vết cắn

Khi phát hiện vết thương chảy máu, không nên vội vàng cầm máu, thay vào đó, hãy cố gắng nặn hết máu độc ở vết thương ra và dùng xà phòng rửa tay sát khuẩn trong vòng 10 – 15 phút.

Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn là điều quan trọng nhất
Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn là điều quan trọng nhất

Sau đó, bạn nên rửa khu vực vết cắn lại một lần nữa bằng nước muối sinh lý để đảm bảo khử khuẩn tốt hơn và lau khô vết thương thật nhẹ nhàng.

Bước 3: Băng bó vết thương

Dùng băng gạc sạch băng bó vết thương nhằm phòng ngừa các trường hợp nhiễm trùng và các di chứng về lâu dài khác.

Bước 4: Theo dõi tình trạng vết thương

Trong trường hợp sau 4h tiếng kể từ khi bị cắn, vị trí vết thương không dịu đi mà trái lại còn sưng tấy nhiều hơn, bạn nên uống thuốc kháng viêm. Ngoài ra, trong vòng 12 tiếng, nếu vùng da bị cắn không bớt sưng, bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tiến hành tiêm phòng.

Biện pháp phòng ngừa chuột hamster cắn

Để ngăn chặn nguy cơ bị hamster cắn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Vệ sinh cẩn thận và đeo bao tay khi cần tiếp xúc với hamster.
  • Trang bị vật dụng mài răng dành riêng cho hamster ngay trong chuồng của chúng.
  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi định kì.
  • Hạn chế thay đổi môi trường sống của hamster.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe của hamster để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi chuột hamster cắn có sao không. Hi vọng rằng những kiến thức được cung cấp có thể giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này cũng như biết cách phòng ngừa và xử lý kịp thời tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn về sau. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến thú nuôi của bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Bài liên quan

Shopee