Rận tai mèo: nguyên nhân – dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Mèo
Đánh giá post

Đối với những người nuôi mèo, rận tai mèo không phải là vấn đề quá xa lạ khiến họ lo lắng không yên cho sức khỏe của những chú mèo. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây nhiễm trùng tai mèo và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của mèo. Cùng tìm hiểu qua một số thông tin về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Rận tai là vấn đề sức khỏe phổ biến ở mèo và nhiều vật nuôi khác
Rận tai là vấn đề sức khỏe phổ biến ở mèo và nhiều vật nuôi khác

Rận tai mèo là gì?

Rận tai mèo hay ve tai chính là một loài ký sinh trùng có tên khoa học là Otodectes cynotis, sở hữu kích thước siêu nhỏ, thường số ký sinh trên cơ thể mèo, chó, thỏ, chồn và một số động vật khác. Loài ve này thường chọn sinh sống ở những nơi tăm tối và ẩm ướt, phổ biến nhất là ở ống tai, chúng sống bằng cách ăn những mảnh da vụn. Bên cạnh đó, ve tai cũng được tìm thấy ở những vị trí khác trên cơ thể động vật, gây ngứa ngáy và kích ứng da.

Ve tai có kích thước cực nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường
Ve tai có kích thước cực nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường

Tương tự như các loài ký sinh trùng khác, rận tai sẽ khiến tai mèo ngứa ngáy, khó chịu, về lâu dài sẽ bắt đầu nhiễm trùng. Đặc biệt, rận tai hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nếu cố gắng, bạn chỉ có thể nhìn thấy một đốm trắng nhỏ di chuyển trên nền tối. Ngoài ra, ký sinh trùng này vô cùng dễ lây lan, chỉ có sự tiếp xúc gần giữa các con vật với nhau, ve tai có thể tấn công chỉ sau một thời gian ngắn.

Vòng đời của một con ve tai có tổng cộng 5 giai đoạn và chúng chỉ mất khoảng 3 tuần để phát triển từ trứng trở thành một con trưởng thành. Ve trưởng thành có tuổi đời 2 tháng, nhưng trong thời gian đó, chúng liên tục sinh sản không ngừng với số lượng vô cùng lớn. Toàn bộ vòng đời của một con ve tai diễn ra trên cơ thể của động vật chủ.

Dấu hiệu nhận biết mèo bị rận tai

Rận tai mèo có các triệu chứng tương tự và dễ dàng bị nhầm lẫn với các vấn đề khác về tai. Tuy vậy, tùy theo mức độ nghiêm trọng, bệnh này có thể được nhận biết qua các dấu hiệu chính dưới đây:

Nhiều ráy tai

Mèo là động vật ưa thích sạch sẽ, chúng sẽ tự có cách liếm rửa tai hàng ngày thế nên việc tiết nhiều ráy tai có thể được xem như một vấn đề về sức khỏe. Rận tai xâm nhập và tai mèo gây kích thích niêm mạc, vì thế, hiện tượng tiết ráy tai chính là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của ký sinh trùng.

Mèo tiết nhiều ráy tai là dấu hiệu rõ ràng của rận tai mèo
Mèo tiết nhiều ráy tai là dấu hiệu rõ ràng của rận tai mèo

Đặc biệt, khi phát hiện mèo có nhiều ráy tai màu nâu đen, giống bã cà phê và có mùi hôi thì có thể mèo đã nhiễm rận tai.

Mèo gãi tai và lắc đầu liên tục

Như đã đề cập, rận tai mèo gây ngứa ngáy và khó chịu ở giai đoạn đầu, vì thế mà các chú mèo thường xuyên gãi tai và lắc đầu. Từ đó, móng vuốt ở chân có thể khiến phần da tai bị rách, chảy máu và nhiễm khuẩn về sau.

Thêm vào đó, phần ống tai sẽ bị ký sinh trùng làm tổn thương, màng nhĩ bị rách khiến mèo mất thăng bằng và gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Mèo nghiêng đầu sang một bên

Khi nhận thấy mèo của bạn thường xuyên nghiêng đầu sang một bên, hãy nhanh chóng đưa chúng đến các cơ sở thú y để bác sĩ có thể thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi lẽ, đây là một trong những triệu chứng cho thấy rận tai mèo đang chuyển biến nghiêm trọng và dẫn đến nhiều vấn đề khác gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mèo.

Mèo bị rận tai thường xuyên gãi và nghiêng đầu sang một bên
Mèo bị rận tai thường xuyên gãi và nghiêng đầu sang một bên

Một số triệu chứng khác

  • Những vị trí trên cơ thể có ký sinh trùng sinh sống gây kích ứng khiến mèo thường xuyên gãi, cào sẽ bị rụng lông.
  • Xung quanh hoặc bên trong tai mèo có vết phát ban dạng vảy.

Cách trị rận tai mèo hiệu quả

Tuy theo tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chủ nuôi có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể như dưới đây.

Tiêm thuốc

Tiêm thuốc là phương pháp đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị rận tai mèo. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp cho các chú mèo trên 6 tháng tuổi và có sức khỏe tốt, mèo con bị rận tai sẽ không thể áp dụng phương pháp này. Một lưu ý nhỏ chính là trong vòng một tuần sau khi tiêm thuốc thì bạn không nên tắm mèo.

Rận tai mèo có thể được điều trị bằng phương pháp tiêm thuốc
Rận tai mèo có thể được điều trị bằng phương pháp tiêm thuốc

Tuy vậy, việc tiêm thuốc cũng có một số tác dụng phụ đến sức khỏe của mèo, đặc biệt là về gan và thận. Chính vì vậy, nếu tình hình vẫn chưa quá nghiêm trọng, chủ nuôi mèo có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tại nhà.

Thuốc nhỏ rận tai

Sử dụng các loại thuốc trị rận tai mèo như dexoryl hay otoklen,… cũng là biện pháp được nhiều chủ nuôi ưa chuộng. Tuy nhiên, để việc điều trị được hiệu quả, hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Việc sử dụng thuốc nhỏ để trị rận tai mèo có một số lưu ý dưới đây:

  • Tuyệt đối không ngoáy quá mạnh hay quá sâu bằng tăm bông khi vệ sinh tai cho mèo. Nếu mào của bạn hoảng sợ và không thể ngồi yên, hãy nhờ thêm một người giúp giữ bé để không bị trượt tay.
  • Việc điều trị bằng thuốc nhỏ cần được tiến hành điều độ và lâu dài, tùy theo tình trạng bệnh sẽ có thời gian điều trị khác nhau.
  • Một số bé mèo có thể dị ứng với thành phần có trong thuốc, vì thế nếu mèo của bạn mất thăng bằng trong quá trình điều trị, hãy đưa chúng tới bác sĩ thú y ngay lập tức để được cứu chữa tạm thời.
  • Nếu mèo của bạn vẫn thường xuyên nghiêng đầu trong quá trình điều trị, và bệnh của bé vẫn không có dấu hiệu cải thiện, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y tránh cho tình trạng trở nên nặng hơn.

Thuốc nhỏ gáy

Thuốc nhỏ gáy có chứa Selamectin như Revolution hay Stronghold có tác dụng điều trị rận tai mèo. Chủ nuôi chỉ việc vuốt ngược phần lông mèo ở gáy và nhỏ thuốc vào vùng da sau cổ (giữa xương vai) của mèo. Thuốc này sẽ có tác dụng chỉ trong từ 1-2 ngày và hiệu quả có thể lên đến 6-7 tháng.

Rận tai ở mèo cần được điều trị tận gốc
Rận tai ở mèo cần được điều trị tận gốc

Tuy nhiên, việc dùng thuốc nhỏ gáy cũng có một số lưu ý nhỏ dưới đây:

  • Tuyệt đối không để cho mèo uống hay liếm vào vùng nhỏ thuốc.
  • Trong vòng 1 tuần kể từ khi nhỏ thuốc, không tắm mèo để thuốc có thể phát huy hết tác dụng.
  • Không sử dụng thuốc này nhiều hơn 1 lần trong vòng 1 tháng.
  • Không dùng thuốc cho mèo con dưới 2 tháng tuổi.

Các phương pháp phòng tránh rận tai mèo

Bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe thì việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh vẫn luôn là phương pháp điều trị tốt nhất. Để phòng tránh và giảm thiểu khả năng mèo bị rận tai, chủ nuôi cần thực hiện một số điều dưới đây:

  • Môi trường sống và sinh hoạt của mèo nên được dọn dẹp sạch sẽ và thường xuyên, ngăn chặn sự sinh sôi của các loại ký sinh trùng gây hại.
  • Sử dụng vòng chống ve rận để bảo vệ mèo khỏi bị các loài ký sinh trùng tấn công.
  • Sau khi khỏi bệnh, chủ nuôi cần liên tục vệ sinh tai và nhỏ thuốc trong 2-3 tuần để tiêu diệt hoàn toàn trứng của ve rận, tránh cho bệnh bị tái lại.
  • Cách ly mèo bị bệnh với những vật nuôi khác để tránh lây lan, đồng thời, kiểm tra và theo dõi sức khỏe của những vật nuôi khác để kịp thời điều trị.

Việc điều trị và phòng ngừa rận tai mèo cần phải được tiến hành chặt chẽ và tận gốc vì bệnh này vô cùng dễ tái phát. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y và các chuyên gia y tế để việc điều trị được hiệu quả và nhanh chóng nhất, đồng thời không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo nhà bạn nhé.

Bài liên quan

Shopee