Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg?

Cua
5/5 - (1 bình chọn)

Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg? Có lẽ rất nhiều người lần đầu tiên nghe đến tên của loài cua này. Nếu bạn còn cảm thấy lạ lẫm về chúng thì hãy cùng Soc-pet tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cua dừa là cua gì?

Cua dừa (Birgus latro, Coconut Crab) là thành viên lớn nhất trong họ cua ẩn sĩ. Chúng là một trong những loài động vật chân khớp sống trên cạn lớn nhất thế giới.

Đặc điểm hình thái

Cua dừa khổng lồ là đặc điểm nhận dạng đầu tiên của loài cua này. Chúng có kích thước tương đối lớn với cân nặng lên tới 4.1kg cùng sải chân dài 1m. Bụng và chân của cua được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng rắn, tạo thành khung xương vững chắc bảo vệ chúng khỏi tác động từ môi trường.

Loài cua này sở hữu 10 cái chân chắc khỏe và sắc bén. Mỗi chân lại sở hữu một nhiệm vụ và chức năng khác nhau.

  • Cặp chân trước (thường gọi là càng) có kích thước lớn nhất với lực kẹp lên đến 1.765 newton, vượt qua cả cú đớp của sư tử, giúp chúng tự vệ và săn mồi dễ dàng hơn.
  • Cặp chân thứ 2 và thứ 3 cũng có kích thước lớn, đầu nhọn, được sử dụng để đi lại và bám vào thân cây dừa.
  • Cặp chân thứ 4 được sử dụng để leo bám vào vỏ dừa, vỏ mượn khi chúng còn nhỏ.
  • Cặp chân cuối cùng thường được cua cái sử dụng để ấp trứng và cua đực sử dụng khi giao phối.

Tùy theo từng khu vực phân bố và điều kiện khí hậu của môi trường sống mà cua dừa khổng lồ có màu sắc khác nhau. Dải màu thông thường từ đỏ cam cho đến xanh tía. Trong đó, màu xanh lam và màu đỏ chiếm số lượng nhiều nhất.

Loài cua này sở hữu kích thước to lớn, khổng lồ
Loài cua này sở hữu kích thước to lớn, khổng lồ

Đặc trưng hành vi

Cua dừa đào hang dài và sâu để thuận tiện cho quá trình sinh sống và lột xác. Thông thường những cái hang này có thể sâu tới 1m. Đặc biệt, chúng có khả năng leo trèo tài tính. Nhờ các khớp chân chắc khỏe cùng cặp càng rắn chắc, loài cua này có thể leo lên tận ngọn dừa, bổ toạc ngọn dừa để ăn phần cơm dừa bên trong.

Như nhiều loài giáp xác khác, cua dừa cũng trải qua nhiều lần lột xác biến thái. Thời gian thay da của chúng kéo dài trong 4 tháng để hình thành lên một lớp da mới cứng cáp hơn. Kích thước của chúng cũng tăng rõ rệt sau mỗi lần lột xác.

Dù được gọi là cua nhưng cua dừa không thể bơi và có thể chết đuối nếu chìm trong nước trong thời gian dài. Bởi lẽ trong quá trình phát triển, chúng đã hình thành nên hệ cơ quan phổi và cơ quan hô hấp. Đồng thời, mang dần thoái hóa khiến chúng mất đi khả năng sống trong nước vốn có của tổ tiên.

Chúng có khả năng leo trèo tài tình
Chúng có khả năng leo trèo tài tình

Khu vực sinh sống

Đúng như tên gọi của mình, loài cua này thường kí sinh và sống trên cây dừa. Chúng chủ yếu phân bổ ở các hòn đảo thuộc khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cua dừa tại Việt Nam tập trung nhiều ở các tỉnh miền Tây như Bến Tre.

Vòng đời và tập tính sinh sản

Mùa sinh sản của cua dừa khổng lồ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Chúng giao phối trên vùng đất khô. Sau khi trứng nở, cua cái di cư ra biển để sinh sản. Các ấu trùng trứng sẽ trôi nổi và phát triển trong vòng 25 – 33 ngày và lắng xuống đáy biển. Tại đây, các con cua non sẽ tìm vỏ ốc trống để bảo vệ bản thân và di chuyển lên cạn. Sau khi lên cạn, chúng mất dần khả năng hô hấp dưới nước nên không bao giờ quay lại biển nữa. Khi cua trưởng thành, chúng hình thành một bộ xương cứng rắn trên bụng và chân nên sẽ ngừng mang theo lớp vỏ ốc trên người.

Cua dừa đạt độ thành thục sinh dục khi được 5 năm tuổi. Là loài động vật ký cư có vòng đời tương đối dài, chúng có thể đạt tuổi thọ lên đến 60 năm.

Đây là loài giáp xác đẻ con dưới nước và sinh sống trên cạn
Đây là loài giáp xác đẻ con dưới nước và sinh sống trên cạn

Cua dừa ăn gì? Có nuôi được không?

Thức ăn chủ yếu của cua dừa khổng lồ là những trái dừa. Chúng sử dụng 2 chiếc càng to khỏe của mình để bổ đôi trái dừa và ăn phần cơm dừa bên trong. Bên cạnh đó, nhờ sở hữu khứu giác cực kỳ nhạy bén, chúng còn có thể tìm kiếm nhiều loại thức ăn khác ở môi trường xung quanh như hoa quả, hạt và lõi non của một số loài cây. Đặc biệt, một số nhà khoa học còn cho rằng loài cua này có thể săn, bắt và ăn thị một số loài động vật nhỏ như chim, chuột.

Việc nuôi cua dừa làm cảnh cực kỳ đơn giản. Bạn có thể chuẩn bị một hộp nhựa, nuôi chúng trong đó và cho chúng ăn cùi dừa mỗi ngày. Thỉnh thoảng, bạn có thể thay đổi bữa ăn cho chúng bằng thịt hoặc trái cây.

Cua dừa ăn được không?

Rất nhiều người hoang mang không biết cua dừa có độc không? Có ăn được không? Câu trả lời là CÓ! Chúng hoàn toàn có thể được sử dụng để làm thực phẩm. Loài cua này có kích thước lớn nên thịt của chúng rất dày, chắc ngọt và vô cùng thơm ngon, chẳng kém bất cứ loài hải sản nào khác.

Ngoài ra, thịt cua dừa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, chúng thường được các nhà hàng, người dân bản địa tại các ốc đảo sử dụng để biến thành món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày hoặc đãi khách du lịch.

Có thể thấy, loài cua này đang trở thành món ăn được nhiều người tìm kiếm và yêu thích. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, rất nhiều trại nuôi cua dừa được xây dựng và phát triển theo quy mô lớn để cung ứng loài cua độc đáo này ra thị trường.

Cua dừa ăn được không?
Cua dừa ăn được không?

Cua dừa làm món gì ngon?

Với hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, bạn có thể chế biến loại cua này thành rất nhiều món hấp dẫn. Dưới đây là một vài gợi ý của Soc-pet dành cho bạn.

Cua dừa rang muối

Đây là món ăn đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn và đưa cơm. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị cua dừa tươi, tôm khô, chà bông, bột chiên xù, hành tây, tỏi, ớt, các loại gia vị. Sau đó tiến hành rửa sạch cua, tách các bộ phận như càng, chân ra riêng với nhau. Tiếp theo, ướp cua với các hành tím, tỏi băm nhuyễn và các loại gia vị như muối, hạt tiêu, bột ngọt trong khoảng 30 phút để thịt cua ngấm đều.

Rang tôm khô, hạt điều, bột chiên xù một ít chà bông cùng gia vị vào chảo nóng. Đừng quên đảo đều và nêm nếm theo khẩu vị gia đình. Sau đó tắt bếp, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

Bắc một chảo dầu khác lên bếp, phi thơm hành tỏi, ớt chuông và cho cua đã ướp vào đảo cùng. Sau khi đảo được khoảng 3 phút thì rắc phần bột tôm đã chuẩn bị vào chảo. Tiếp tục đảo thêm 5 – 10 phút rồi cho ra đĩa và thưởng thức.

Cua dừa rang muối
Cua dừa rang muối

Cua dừa hấp xả

Đây cũng là một món ăn ngon, dễ làm mà bạn có thể thực hiện tại nhà để thiết đãi người thân, bạn bè. Nguyên liệu cần có bao gồm: cua dừa tươi, gừng, sả và tiêu, chanh, ớt để làm nước chấm. Cách thực hiện như sau:

  • Làm sạch cua bằng nước sạch và làm chúng ngộp bằng cách dội nước nóng.
  • Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi, xếp sả đã đập dập xuống dưới. Xếp cua lên trên và phủ một ít gừng cắt lát lên trên.
  • Hấp trong cua trong khoảng 20 phút rồi cho ra đĩa và thưởng thức.

Món ăn này ngon nhất khi chấm với nước mắm gừng hoặc muối tiêu chanh và ăn vào lúc còn nóng.

Cua dừa hấp gừng sả
Cua dừa hấp gừng sả

Cua dừa sốt chanh bơ

Nếu bạn yêu thích một món ăn đẫm nước sốt với hương vị đậm đà thì đây chắc chắn là lựa chọn dành cho bạn. Nguyên liệu để thực hiện món này gồm có cua dừa, bơ, hành tây, rượu trắng, chanh cùng các loại gia vị.

  • Bước 1: Rửa sạch cua bằng nước muối pha loãng, sau đó dùng nước sôi để làm ngộp và khử đi hết mùi hôi bên ngoài của chúng.
  • Bước 2: Lột mai cua, dùng kìm đập dập càng và phần vỏ bên ngoài. Tiếp theo cắt thân cua thành các miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Ướp cua với muối, hạt nêm, tiêu trong khoảng 30 phút để thấm đều gia vị.
  • Bước 4: Nhúng cua vào bột chiên giòn rồi chiên đến khi hai mặt vàng giòn.
  • Bước 5: Cho chảo nóng, thêm bơ, tỏi và hành tây vào đảo đều. Sau đó cho thêm muối, rượu và nước cốt chanh vào đun sôi.
  • Bước 6: Khi sốt sệt lại, cho cua vào trộn đều trong khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp và cho ra đĩa.

Món này cần ăn nóng để cảm nhận vị thơm ngọt của cua cùng vị chua thanh, béo ngậy của sốt bơ. Bạn có thể ăn kèm bánh mì khi thưởng thức món ăn này.

Cua dừa sốt chanh bơ
Cua dừa sốt chanh bơ

Cách phân biệt cua dừa và cua ẩn sĩ (ốc mượn hồn)

Hai loài này khiến nhiều người nhầm lẫn do cùng có hành vi mượn vỏ ốc làm lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Tuy nhiên, cách phân biệt chúng tương đối đơn giản.

Đối với cua ẩn sĩ, chúng luôn mang trên mình lớp vỏ bảo vệ trong suốt phần đời của mình. Trong khi đó, cua dừa chỉ mượn vỏ ốc khi chúng còn nhỏ, chưa phát triển hết. Đến tuổi trưởng thành, cua dừa sẽ tự đắp lên thân mình một lớp kitan và đá phấn cứng cáp, giúp chúng bảo vệ bản thân khỏi các tác động từ bên ngoài. Lúc này, chúng hoàn toàn không cần lớp vỏ ốc kia nữa.

Giá bán cua dừa tại Việt Nam bao nhiêu 1kg?

Vì là loài khá hiếm đối với các khu vực đất liền, chỉ xuất hiện theo mùa và khá khó bắt nên giá bán của chúng tương đối cao, trung bình khoảng 500.000 đồng/ký tùy cân nặng. Trong đó, một con cua dừa đạt chuẩn thường có cân nặng từ 2 – 4kg. Tuy có giá thành đắt đỏ nhưng với độ độc lạ cùng hương vị và hàm lượng dinh dưỡng mà loài cua này mang lại, chúng vẫn là đặc sản được nhiều người ưa chuộng và tìm mua.

Giá bán cua dừa tại Việt Nam
Giá bán cua dừa tại Việt Nam

Nơi mua cua dừa tại Việt Nam uy tín, giá tốt

Hầu như toàn bộ số lượng cua dừa đang được bán trên thị trường Việt Nam hiện nay đều là hàng nhập khẩu, trong đó chủ yếu đến từ Nhật Bản. Bạn có thể tìm mua loại cua độc đáo này ở các chợ hải sản lớn hay các trang online chuyên bán hải sản uy tín. Thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức chúng là từ tháng 5 – tháng 9 hàng năm vì đây là thời gian cua sinh sản, số lượng tập trung nhiều, giá bán trong mùa này cũng “mềm” hơn.

Với bài viết trên, bạn đã biết cua dừa ăn được không, làm món gì ngon, giá bao nhiêu 1kg trên thị trường rồi chứ? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ có ích cho bạn khi tìm hiểu về loài cua này. Đừng quên truy cập soc-pet.com để đọc thêm nhiều thông tin thú vị về các loài động vật khác nữa nhé!

Xem thêm: Cua đá biển có ăn được không? Nấu món gì ngon?

Bài liên quan

Shopee