Cua đá biển có ăn được không? Nấu món gì ngon?

Cua
Đánh giá post

Cua đá biển có ăn được không? Nấu món gì ngon? Giá cua đá biển bao nhiêu 1kg? Đây là những thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là những bà nội trợ. Nếu bạn đang tò mò về loài cua này thì hãy cùng Soc-pet tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây!

Cua đá biển là cua gì?

Cua đá biển có tên khoa học là Gecarcoidea lalandii. Loài cua này không thực sự phổ biến và chỉ tìm thấy ở một vài khu vực, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm hình thái

Đúng như tên gọi của mình, cua đá sở hữu lớp mai cực kỳ chắc chắn và rất khó có thể phá vỡ hoặc loại bỏ bằng lực tay thông thường. Chúng có 2 chiếc càng ngắn và 8 cẳng chân dài được phân chia thành từng đốt rõ rệt. Những cẳng chân này sẽ to dần khi cua trưởng thành.

Mai cua có màu tím sẫm, phần mang cua có màu đen tím tạo thành nét đặc trưng của chúng. Thông thường, cua đá biển sẽ có kích thước lớn hơn những chú cua đá sống ở sông suối.

Cua đá biển
Cua đá biển

Khu vực sinh sống

Loài cua này tập trung sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau nhưng đông nhất là ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng thích ẩn náu trong những rạn san hô hoặc các hang đá ngầm dưới lòng biển.

Tại Việt Nam, cua đá biển chủ yếu tập trung sinh sống và được khai thác nhiều ở vùng Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị),…

Tập tính sinh sản

Cua đá là loài đẻ trứng. Hàng ngày, chúng sinh sống ở các hang hốc trên cạn nhưng khi mùa sinh sản đến, chúng sẽ bò về duyên hải ven biển để đẻ trứng. Sau khi giao phối, cua cái sẽ đựng tinh trùng dưới bụng để tiến hành thụ tinh. Mỗi con cái có thể đẻ từ vài trăm đến vài nghìn quả trứng. Trứng cua sẽ bám vào mép bụng. Khi trứng nở, ấu trùng cua tiếp tục sống bám trên cơ thể mẹ cho tới khi chúng đủ cứng cáp, có thể sống độc lập thì sẽ xuống nước để bắt đầu cuộc sống mới.

Các loại cua đá

Cua đá được chia thành hai loại là cua đá biển và cua đá nước ngọt. Do khác nhau về khu vực sinh sống nên hai loài này có một số đặc điểm khác nhau.

Cua đá nước ngọt (cua đá suối)

Cua đá nước ngọt thường sinh sống ở các hốc đá, khe nước trong những khu vực núi rừng. Loài cua này có kích nhỏ, chân dài trong khi càng lại khá ngắn. Đôi càng chắc khỏe giúp chúng bò vững chắc và dễ dàng bắt mồi.

Cua đá nước ngọt được xem là đặc sản núi rừng do việc bắt cua ở suối đá tương đối khó khăn, số lượng bắt mỗi lần thường không nhiều.

Cua đá biển

Đúng như tên gọi, đây là những con cua đá sống ở môi trường biển. Tuy là loài cua biển nhưng chúng thường chui trong những khe đá bên cạnh bờ biển để trú ngụ. Chỉ khi vào mùa sinh sản, chúng mới bò xuống biển để đẻ trứng.

So với cua đá nước ngọt thì cua đá biển có kích thước lớn hơn nhiều. Vẻ ngoài của chúng tựa như một con ghẹ biển với đôi càng to khỏe. Do có giá trị dinh dưỡng cao nên cua đá biển đang bị săn bắt quá mức. Hiện nay, chính quyền tại nhiều huyện đảo tại Việt Nam đã ban bố tiêu chuẩn trước khi đánh bắt loại cua này. Cụ thể, chỉ được đánh bắt những con cua có kích thước trên 7cm, còn lại đều phải thả về môi trường tự nhiên để tránh cạn kiệt nguồn cua.

Cua đá biển thường sống dưới những khe đá bên bờ biển
Cua đá biển thường sống dưới những khe đá bên bờ biển

Phân biệt cua đá và cua cúm (cua cù kỳ)

Hiện nay, nhiều tỉnh thành gọi cua cúm (cua cù kỳ) là cua đá. Lý do bởi vì chúng cũng có lớp vỏ cứng và sống ven các khe đá trên các bờ biển.

Tuy nhiên theo các nhà thủy sản học, cua đá và cua cúm là hai loài hoàn toàn khác nhau. Điểm dễ phân biệt nhất giữa hai loài này chính là màu sắc. Vỏ mai của cua cu kỳ có màu nâu sẫm trong khi cua đá có màu tím sậm. Ngoài ra, cua cúm có 2 chiếc càng to bự trong khi càng của cua đá chỉ ở mức trung bình.

Nhìn chung mỗi vùng lại có một kiểu gọi khác nhau. Vì vậy để tránh nhầm lẫn hai loài cua này, bạn nên nhớ đặc điểm nhận dạng của chúng.

Cua đá có màu đen tím đặc trưng
Cua đá có màu đen tím đặc trưng

Cua đá biển có ăn được không?

Từ lâu, cua đá đã trở thành món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, một vài trường hợp đã gặp tình trạng ngộ độc sau khi ăn cua khiến nhiều người hoang mang không biết cua đá có độc hay không.

Thực tế, bản thân cua đá biển là loài lành tính, không có độc. Độc tính xuất hiện do trong quá trình sinh sống, cua ăn những loại cây dại, côn trùng có chứa độc tố hoặc vi khuẩn có hại. Chính vì vậy trong quá trình chế biến cua, bạn nên ăn chín uống sôi để tránh hiện tượng ký sinh trùng còn sống và gây bệnh. Tuyệt đối không ăn cua đá còn sống hoặc chưa được nấu chín.

Những lưu ý để ăn cua đá biển an toàn, không bị ngộ độc

Để thưởng thức món những từ cua đá ăn ngon lành và đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Không mua cua đã chết bởi lúc này, các loại vi khuẩn trong cua phát triển mạnh hơn bao giờ hết.
  • Nấu chín cua từ 20 – 30 phút để loại bỏ ký sinh trùng, vi khuẩn trong cơ thể cua.
  • Không nên bỏ thịt cua đã nấu quá lâu ở nhiệt độ phòng. Thịt cua để lâu dễ bị hỏng và ôi thiu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào.
  • Cua cần được bảo quản trong tủ lạnh nếu hông ăn hết. Trước khi lấy cua ra ăn, bạn cần đun nấu kỹ càng và cẩn thận.
Lưu ý khi chế biến và ăn cua đá
Lưu ý khi chế biến và ăn cua đá

Cua đá biển nấu món gì ngon?

Thịt cua đá có vị ngọt thanh và rất thơm nên những món ăn chế biến từ loài cua này rất được ưa chuộng. Chỉ cần bạn biết cách chế biến thì chắc chắn sẽ mang đến những món ăn cực hấp dẫn và bổ dưỡng cho gia đình. Dưới đây là gợi ý một vài món ăn được làm từ cua đá biển mà bạn có thể tham khảo.

Cua đá hấp sả

Cua đá hấp là món ăn cực kỳ dễ làm với các nguyên liệu dễ tìm, dễ mua như: cua đá, sả, gừng, muối, tiêu, chanh. Cách thực hiện như sau:

  • Cua đá mua về cần được làm sạch nhiều lần bằng nước muối pha loãng. Cần cọ sạch các vết bám trên mai và bụng cua, loại bỏ yếm cua. Sau đó vớt ra để ráo.
  • Sả cắt thành khúc dài và đập dập, gừng cắt thành từng lát nhỏ.
  • Cho sả, gừng vào xửng hấp, đặt cua lên trên. Sau đó cho vào nồi vào hấp trong 12 – 15 phút.
  • Khi cua chuyển sang màu đỏ và tỏa ra mùi thơm tức là đã chín hoàn toàn.

Cua đá hấp sả ăn ngon vào lúc nóng. Đừng quên chuẩn bị một chén muối tiêu để tăng hương vị cho món ăn này.

Cua đá hấp sả
Cua đá hấp sả

Cua đá biển rang muối

Món cua đá này cực hợp cho những bữa ăn tụ tập bạn bè. Thưởng thức miếng cua đá béo ngậy hòa quyện cùng vị mằn mặn. Kết hợp với đó là ly bia mát lạnh thì còn gì bằng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: cua đá, rau răm, muối và các loại gia vị khác. Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, chúng ta bắt tay thực hiện với các bước như sau:

  • Cua đá mua về rửa sạch, loại bỏ phần yếm rồi vớt ra để ráo.
  • Cắt cua thành những phần nhỏ để dễ ăn. Ướp với một chút muối và hạt nêm, để trong khoảng 30 phút để cua thấm gia vị.
  • Đun nóng chảo dầu, cho muối hột và cua đã ướp vào đảo đều. Sau đó đậy nắp và đun ở nhiệt độ thấp.
  • Nấu cho đến khi không còn nghe thấy tiếng nổ trong nồi nữa thì mở nắp ra và đảo lại một lần nữa
  • Cho đến khi cua chuyển sang màu đỏ chín thì tắt bếp, bày cua ra đĩa cùng rau răm và thưởng thức.
Cua đá rang muối
Cua đá rang muối

Cua đá rang me

Món ăn này vô cùng hấp dẫn, đặc biệt với trẻ nhỏ nhờ vị ngọt ngọt, chua chua cực kỳ bắt miệng. Các nguyên liệu chính trong món ăn này gồm cua đá, nước cốt me và gia vị nêm nếm.

  • Rửa sạch cua đá bằng nước muối. Tách mai cua ra khỏi thân, nếu có gạch cua thì gạn ra bát riêng. Thân cua cắt làm đôi để dễ thấm gia vị và dễ ăn.
  • Ướp cua với tiêu, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thấm đều gia vị.
  • Đun nóng chảo dầu, đổ phần cua đã ướp vào chiên vàng, sau đó vớt ra cho ráo dầu.
  • Phi thơm hành tỏi băm nhuyễn, sau đó cho nước me, đường, hạt nêm và khuấy đều. Đừng quên nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình.
  • Cho bột năng hoa chung nước lọc vào trong hỗn hợp để tạo độ sệt.
  • Bỏ cua đã chiên vàng vào hỗn hợp nước sốt me. Gạch cua cho vào cuối cùng để tạo độ béo ngậy của món ăn.
Cua đá rang me
Cua đá rang me

Giá cua đá biển bao nhiêu tiền 1kg?

Do môi trường sống cùng tập quán sinh hoạt về đêm nên việc bắt cua đá tương đối khó khăn. Tuy nhiên, giá bán cua đá không quá cao và phù hợp với điều kiện tài chính của rất nhiều người tiêu dùng.

Theo khảo sát thị trường, giá 1kg cua đá biển dao động từ 150.000 – 250.000 đồng theo kích thước. Những con có trọng lượng và kích thước lớn sẽ có giá cao hơn con nhỏ.

Giá cua đá biển bao nhiêu 1kg?
Giá cua đá biển bao nhiêu 1kg?

Mua cua đá uy tín, giá tốt ở đâu tại TPHCM, Hà Nội?

Hiện nay cua đá biển được bán khá ít bởi số lượng của chúng rất hạn chế và tùy thuộc vào mùa vụ. Vì vậy, nếu có nhu cầu mua loài cua này bạn nên đặt hàng trước tại các cửa hàng hải sản tại các vùng ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi,…

Tại TPHCM, Hà Nội và một số tỉnh thành khác trên cả nước, bạn có thể tìm mua cua đá ở các trang thương mại điện tử hoặc các vựa hải sản uy tín trong khu vực mình sinh sống.

Trên đây là những thông tin về cua đá mà Soc-pet đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi cua đá biển có ăn được không, nấu món gì ngon, giá bao nhiêu 1kg? Đừng quên truy cập vào Soc-pet.com để tìm đọc nhiều bài viết hay về các loài động vật khác nữa nhé!

Xem thêm: Cua Tasmania – Loài cua Úc khổng lồ lớn nhất thế giới

Bài liên quan

Shopee