Cua mặt quỷ có độc không? Cách nhận biết cua mặt quỷ

Cua
Đánh giá post

Cua mặt quỷ có độc không? Làm thế nào để nhận biết loài cua này?” là thắc mắc của nhiều của nhiều người khi nhắc đến loài cua này. Đây là loài cua có ngoại hình tương đối bắt mắt nhưng lại chứa hàm lượng độc tố vô cùng lớn. Chính vì vậy, chúng được xếp vào danh sách những loài cua nguy hiểm nhất thế giới.

Cua mặt quỷ là cua gì?

Đặc điểm ngoại hình

Cua mặt quỷ (Zosimus aeneus) là loài cua biển phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Kích thước của chúng khá nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay với phần vỏ ngực rộng khoảng 90mm và dài khoảng 55mm. Trên mai cua có nhiều u lồi dẹt khá kỳ dị, khiến chúng trở nên nổi bật và rất thu hút người xem.

Đáng chú ý nhất là màu sắc sặc sỡ trên cơ thể chúng. Cơ thể cua mặt quỷ có màu sắc khá đậm, có sự xen kẽ giữa màu sắc vàng và đỏ thẫm, kèm theo đó là các đốm đen trên cơ thể. Tùy theo khu vực sinh sống mà chúng có màu sắc đậm nhạt khác nhau, tạo nên những nét đặc trưng cực kỳ ấn tượng.

Loài cua này gây ấn tượng nhờ màu sắc sặc sỡ
Loài cua này gây ấn tượng nhờ màu sắc sặc sỡ

Khu vực sinh sống

Cua mặt quỷ được tìm thấy dọc theo các bờ biển ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, loài cua này thường trú ngụ dưới rạn san hô gần bờ, vùng triều thấp ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Do có màu sắc khá tương đồng với màu san hô biển nên rất khó để phát hiện ra chúng.

Tập tính sinh sản

Cũng như nhiều loài khác trong bộ chân khớp, cua mặt quỷ là loài đẻ trứng. Vào mùa sinh sản, cua đực tìm kiếm cua cái thông qua các tín hiệu về khứu giác và xúc giác. Sau khi giao phối, cua cái sẽ mang theo tinh trùng của cua đực và tiến hành thụ tinh gián tiếp cho trứng được lưu giữ ở phần bụng cua.

Mỗi con cua cái có thể mang tới hàng trăm, hàng nghìn trứng. Tuy nhiên, số lượng cá thể cua con có thể sống sót và trưởng thành thường ít hơn rất nhiều so với số lượng trứng sinh ra. Ấu trùng cua sau khi nở ra sẽ sống trên cơ thể mẹ một thời gian. Sau khi trưởng thành, chúng sẽ rời khỏi cơ thể mẹ, trôi theo dòng nước và bắt đầu hành trình của riêng mình.

Rất ít ấu trùng cua con có thể sống sót và trưởng thành ngoài tự nhiên
Rất ít ấu trùng cua con có thể sống sót và trưởng thành ngoài tự nhiên

Phân biệt cua mặt quỷ với cua quạt như thế nào?

Ngoại hình của hai loài cua này tương đối giống nhau nên khiến nhiều người không thể phân biệt. Theo các chuyên gia đại dương học, điểm phân biệt cơ bản nhất của cua mặt quỷ và cua quạt là màu sắc trên mai cua. Những con cua quạt chỉ có một màu nâu vàng độc nhất trên mai. Trong khi đó, mai cua mặt quỷ sặc sỡ với nhiều màu sắc khác nhau. Những đặc điểm còn lại của hai loài này rất giống nhau và khó phân biệt bằng mắt thường.

Cua mặt quỷ có độc không?

Đây là một trong những loài cua biển có độc tố nguy hiểm nhất. Cơ thể của chúng chứa một số loại độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ức chế hệ hô hấp như neurotoxin, tetrodotoxin và saxitoxin. Chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính của chúng là các loại tảo biển có trong rạn san hô. Về lâu dài, chất độc này tích tụ nhiều trong trứng cũng như thịt càng cua. Chỉ cần ăn khoảng 1 thìa cà phê (0.5g) thịt cua cũng đủ khiến nạn nhân bị ngộ độc thần kinh.

Hiện chất độc saxitoxin có trong cơ thể cua mặt quỷ vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu người trúng độc không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Theo bác sĩ tại Trung tâm Y tế quân dân Lý Sơn, trong khoảng 15 năm qua, đã có khoảng 6 ca tử vong và nhiều trường hợp cấp cứu tại đây do ăn nhầm loại cua độc nay. Hầu hết những nạn nhân trúng độc đều là người ở xa đến đảo, không biết loại cua này chứa độc.

Cua mặt quỷ có độc không?
Cua mặt quỷ có độc không?

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cua mặt quỷ ra sao?

Việc nhận biết được dấu hiệu ngộ độc cua mặt quỷ sẽ giúp bạn nhanh chóng sơ cứu, đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và ngăn ngừa khả năng tử vong. Thông thường, nạn nhân sau khi ăn phải cua độc sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng và dấu hiệu rõ ràng. Sau khoảng 60 phút kể từ khi nhiễm độc, nạn nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đi kèm với đó là hiện tượng tê, mất cảm giác ở lưỡi và tứ chi.

Sau thời gian này, nạn nhân sẽ bị mất sức ở tứ chi, giãn đồng tử và gần như không thể nói được. Đây là thời điểm chất độc phát tác  nhanh nhất. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ bị khó thở, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Các dấu hiệu nhận biết khi trúng độc cua
Các dấu hiệu nhận biết khi trúng độc cua

Ăn phải cua mặt quỷ phải làm sao?

Trên thực tế, chưa có loài thuốc giải độc đặc hiệu nào đối với loài cua này. Do đó, việc sơ cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu nếu chẳng may gặp phải biểu hiện bị ngộ độc.

Móc họng để nôn thịt cua ra ngoài

Ngay khi thấy có biểu hiện chóng mặt, xây xẩm mặt mày, tê lưỡi, bạn cần tìm mọi cách để kích thích nôn cho cơ thể. Bạn có thể đẩy bụng, móc họng để cơ thể nôn bớt thịt cua ra ngoài, như vậy chất độc trong thịt cua sẽ không ngấm vào trong máu và truyền đi khắp cơ thể.

Khi đã nôn bớt thịt cua ra ngoài thì tiến hành rửa dạ dày. Bạn cần uống thật nhiều nước để trung hòa bớt độc tính sót lại trong dạ dày.

Pha nước với bột than hoạt tính

Bột than hoạt tính có khả năng hút chất độc, dễ dàng thải ra ngoài và không lưu lại trong cơ thể con người. Chính vì vậy, thành phần này luôn được bác sĩ khuyên dùng khi bị ngộ độc thực phẩm.

Nếu bị ngộ độc cua mặt quỷ, bạn hãy pha 50g bột than hoạt tính với 250ml nước. Nếu ở dạng viên nén, bạn có thể nhai trực tiếp và uống thêm thật nhiều nước lọc.

Phương pháp sơ cứu khi bị trúng độc cua mặt quỷ
Phương pháp sơ cứu khi bị trúng độc cua mặt quỷ

Lưu ý, các 2 cách trên đều là những phương án sơ cứu cấp bách. Sau khi sơ cứu, bạn cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu. Trên đây là thông tin về cua mặt quỷ mà bài viết đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cua mặt quỷ có độc không, đồng thời nắm được các dấu hiệu cũng như phương pháp sơ cứu khi ngộ độc loài cua này.

Xem thêm: Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg?

Bài liên quan

Shopee