Hamster bị rụng lông là do đâu? Điều trị rụng lông ở hamster

Chuột
Đánh giá post

Hẳn là những ai nuôi hamster lâu năm sẽ không cảm thấy bất thường khi mà các chú chuột của mình đôi khi sẽ bị rụng lông vì một nguyên nhân nào đó. Hiện tượng hamster bị rụng lông tuy không quá nguy hiểm nhưng rất có thể đây là dấu hiệu đầu tiên của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó cần được điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Cùng tìm hiểu một số thông tin xoay quanh vấn đề này nhé.

Rụng lông ở hamster là tình trạng phổ biến được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Rụng lông ở hamster là tình trạng phổ biến được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Một số nguyên nhân khiến hamster bị rụng lông

Như đã đề cập, có rất nhiều những nguyên nhân khiến hamster bị rụng lông, trong đó, một số lý do phổ biến nhất có thể được kể đến như:

Rụng lông do bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da là tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở hamster cùng một số thú cưng khác. Tác nhân gây ra các vấn đề trên da của hamster khá đa dạng bao gồm các vấn đề như chấn thương, nhiễm khuẩn, nấm,…

Thông thường, hamster rụng lông do ảnh hưởng của bệnh ngoài da sẽ kèm theo một số triệu chứng khác trên da như sưng tấy, ửng đỏ,… nghiêm trọng hơn sẽ là rụng lông theo từng mảng.

Rụng lông do ký sinh trùng

Các loài ve, rận sinh sống kí sinh ở chân lông nằm sâu bên trong bề mặt da, tập trung nhiều nhất ở khu vực từ cổ cho đến mông sẽ khiến hamster bị rụng lông. Các ký sinh trùng này sống bằng cách gặm rỉa lớp da của vật chủ khiến vùng da đó bị tổn thương nặng nề, quá trình này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến hamster không ngừng gãi cho đến khi trầy xước, chảy máu,…

Hamster bị rụng lông ở cổ có thể là biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng
Hamster bị rụng lông ở cổ có thể là biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng

Về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây suy giảm miễn dịch dẫn đến hamster mắc phải một số bệnh lý khác.

Rụng lông do nhiễm trùng

Điều kiện vệ sinh chuồng nuôi không đảm bảo cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra rụng lông ở hamster. Bên cạnh đó, việc hamster cắn nhau tạo thành vết thương hở dẫn đến nhiễm trùng thì không chỉ đơn giản được xem như là trường hợp nhiễm trùng da. Cụ thể, toàn bộ bộ phận cơ thịt cùng tổ chức liên kết dưới da đều có khả năng bị nhiễm trùng, gây ra những vết viêm, sưng tấy nghiêm trọng khiến bề mặt da của hamster bị tổn thương và rụng lông.

Rụng lông do dị ứng

Dị ứng cũng có thể trở thành một trong những tác nhân khiến hamster nhà bạn bị rụng lông. Trong đó, thường gặp nhất là dị ứng với thức ăn hoặc thảm trải lồng. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi hamster bị dị ứng chính là rụng lông và nổi mẩn ngứa kéo dài từ 4 chân cho đến vùng bụng.

Rụng lông do mất cân bằng dinh dưỡng

Thành phần của thực phẩm dành riêng cho hamster có chứa lượng protein chưa đến 16%, vì vậy, nếu phải dùng thức ăn này thường xuyên và liên tục, hamster sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Một trong những triệu chứng của bệnh này chính là hamster sẽ bị rụng lông, đặc biệt rụng nhiều ở khu vực mặt và bốn chân.

Mất cân bằng dinh dưỡng cũng có thể khiển hamster bị rụng lông
Mất cân bằng dinh dưỡng cũng có thể khiển hamster bị rụng lông

Rụng lông theo mùa

Tương tự với các loài động vật có vú khác, hamster cũng cần phải thay lông 1 – 2 lần mỗi năm và sẽ rơi vào một số thời điểm nhất định, còn gọi là thay lông theo mùa. Quá trình thay lông cũng có thể bắt nguồn từ lý do tuổi tác, cụ thể những con chuột lớn tuổi sẽ rụng lông nhiều hơn so với con non và con trưởng thành. Đây hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên, không do một loại bệnh lý nào và hoàn toàn không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của hamster.

Rụng lông trong thời kỳ mang thai

Những con hamster cái bị rụng lông sau khi sinh không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Điều này chính là biểu hiện bình thường khi hamster đang gặp phải đôi chút căng thẳng khi phải đảm nhận một vai trò hoàn toàn mới. Ngoài ra, việc chuột con bú nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến lông chuột mẹ rụng nhiều và thưa dần.

Hamster cái bị rụng lông sau khi sinh và trong quá trình cho con bú là hiện tượng bình thường
Hamster cái bị rụng lông sau khi sinh và trong quá trình cho con bú là hiện tượng bình thường

Rụng lông do suy thận

Một nguyên nhân khác khiến hamster bị rụng lông chính là bệnh suy thận, thường gặp nhất ở những con hamster đã già. Tỉ lệ mắc bệnh này ở những con chuột lớn tuổi vượt trội hơn hẳn so với hamster ở các độ tuổi khác. Tác nhân chính gây ra suy thận hoặc các vấn đề khác về thận chính là do chế độ ăn không đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số yếu tố khác có thể trở thành tác nhân khiến hamster bị rụng lông như việc chuột thường xuyên cọ xát bề mặt cơ thể vào đồ chơi, chuột thường xuyên gặm cắn lồng sắt sẽ bị rụng lông vùng quanh mũi và cằm,…

Cách điều trị rụng lông ở hamster hiệu quả tại nhà

Các phương pháp điều trị cho hamster bị rụng lông đều tương đối đơn giản và có thể được thực hiện tại nhà. Một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình hình của hamster.

Điều chỉnh thực đơn mỗi ngày

Cho dù là bất kì tác nhân nào khiến hamster của bạn bị rụng lông thì việc điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày của chúng cũng sẽ giúp cải thiện phần nào tình trạng bệnh. Cụ thể, bạn có thể bổ sung vào thực đơn của chuột một số thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm một số loại vitamin thiết yếu vào thức ăn vào nước uống của chúng.

Bổ sung dưỡng chất trong thức ăn giúp hamster tăng cường miễn dịch
Bổ sung dưỡng chất trong thức ăn giúp hamster tăng cường miễn dịch

Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ thú y hoặc các chuyên gia y tế về liều lượng cũng như các loại chất dinh dưỡng nên bổ sung cho hamster nhà mình để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng các loại thuốc đặc trị rụng lông

Các sản phẩm thuốc tây là biện pháp điều trị nhanh chóng cũng như hiệu quả nhất đối với tình trạng hamster bị rụng lông. Thông thường, các bác sĩ thú y sẽ ưu tiên chỉ định dùng Povidone iodine để hỗ trợ quá trình điều trị cho chuột. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thuốc này ở tất cả các hiệu thuốc tân dược hoặc cửa hàng thú cưng. Sau khi mua, bạn hãy tiến hành pha loãng thuốc bằng nước ấm trước khi thoa lên các vùng da bị rụng lông của chuột.

Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần thực hiện bôi thuốc cho chuột 2 – 3 ngày/lần theo hướng dẫn trên bao bì. Bạn cần kiên trì lặp đi lặp lại việc điều trị này trong một khoảng thời gian nhất định, bệnh tình của hamster sẽ được cải thiện đáng kể và rất nhanh chúng sẽ có thể lấy lại bộ lông dày mượt và dáng vẻ đáng yêu, năng động như ban đầu.

Vệ sinh khu vực sống của hamster

Khu vực bên trong và xung quanh lồng nuôi hamster không đảm bảo vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của rất nhiều kí sinh trùng gây hại, bao gồm cả các tác nhân gây ra hiện tượng viêm nhiễm dẫn đến rụng lông ở hamster. Chính vì vậy, để có thể giúp hamster mau khỏi bệnh và nhanh chóng lấy lại bộ lông dày mượt như trước, bạn cần thường xuyên dọn dẹp cũng như đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực lồng nuôi và cả các vật dụng hàng ngày của chúng.

Cách ly chuột hamster bị rụng lông

Trong trường hợp bạn nuôi nhiều chuột hamster cùng nhau, hãy lưu ý tách chú chuột bị rụng lông ra khỏi bầy, đồng thời khử trùng sạch sẽ toàn bộ khu vực lồng nuôi để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay một tấm lót chuồng mới vì có thể lót chuồng cũ hiện tại đã bám đầy vi khuẩn có hại đến sức khỏe của chuột.

Nếu như đã một thời gian dài mà tình trạng rụng lông của hamster nhà bạn không cải thiện, thậm chí còn có xu hướng nghiêm trọng hơn kèm theo một số triệu chứng khác, hãy nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trường hợp hamster bị rụng lông nặng cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ
Trường hợp hamster bị rụng lông nặng cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ

Khi đó, bác sĩ thú y sẽ quan sát cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của quá trình rụng lông để chẩn đoán và tìm ra hướng chữa trị phù hợp. Một số trường hợp các bác sĩ sẽ cần phải tiến hành một số xét nghiệm để có được đánh giá tổng quát và chính xác nhất về tình hình sức khỏe của hamster bao gồm kiểm tra da, xét nghiệm máu,… Từ đó, các bác sĩ cũng có thể đưa ra kết luận về một số nguyên nhân gốc rễ gây nên hiện tượng rụng lông ở hamster.

Biện pháp ngăn ngừa hamster bị rụng lông

Mặc dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng, quá trình rụng lông cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của hamster nhà bạn. Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp phòng bệnh rụng lông cho hamster sẽ giúp bạn giảm đi áp lực khi phải điều trị bệnh cho chúng trong một thời gian dài. Bạn chỉ cần áp dụng một số điều đơn giản dưới đây.

  • Lau dọn và khử trùng khu vực bên trong và xung quanh chuồng nuôi hamster mỗi tuần 1 lần.
  • Vệ sinh đồ chơi và các vật dụng hàng ngày của hamster bằng xà phòng thường xuyên.
  • Không nuôi quá nhiều hamster chung một lồng để tránh các trường hợp cắn nhau giành thức ăn gây viêm sưng, nhiễm trùng.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết trong khẩu phần hàng của hamster.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của hamster để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có phướng điều trị thích hợp.

Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin xoay quanh nguyên nhân, cách điều trị cũng như những biện pháp phòng ngừa tình trạng hamster bị rụng lông phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Hi vọng rằng những kiến thức này có thể giúp bạn chăm sóc tốt cho chuột cưng nhà mình. Bên cạnh đó, nếu như có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quá trình nuôi và chăm sóc các loài thú cưng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn thêm về các sản phẩm.

Bài liên quan

Shopee