Soc-Pet
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
Soc-Pet
No Result
View All Result
Home Mèo

Vì sao mèo bị liệt 2 chân sau? Cách điều trị hiệu quả

6 Tháng Tám, 2022
in Mèo
Đánh giá post

Mèo đột nhiên bị liệt 2 chân sau là tình trạng mèo bị mất đi một phần hoặc hoàn toàn chức năng ở các cơ quan trên cơ thể. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng mèo bị liệt là gì? Có thể chữa khỏi hoàn toàn cho mèo bị liệt 2 chân sau không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh này trong bài viết dưới đây.

Nội dung

  • Nguyên nhân mèo bị liệt 2 chân sau
  • Các triệu chứng của bệnh tê liệt chân ở mèo
  • Làm gì khi mèo đột nhiên bị liệt 2 chân sau?
  • Chẩn đoán bệnh tê liệt chân ở mèo
  • Hướng dẫn cách chữa trị mèo bị liệt 2 chân sau
  • Tiên lượng khả năng hồi phục mèo bị liệt chân sau
  • Cách chăm sóc mèo bị liệt 2 chân sau

Nguyên nhân mèo bị liệt 2 chân sau

Tình trạng liệt chân ở mèo xảy ra khi não và tủy sống của mèo không thể kết nối với nhau. Điều này khiến mèo không thể kiểm soát và di chuyển chân của chúng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến 2 chân sau của mèo bị liệt như:

  • Do tai nạn: Mèo là loài động vật nhanh nhẹn, hoạt bát và không kém phần nghịch ngợm. Việc chạy nhảy từ trên cao xuống có thể khiến chân của chúng bị thương, nặng hơn thì dẫn đến liệt.
  • Do thiếu canxi: Canxi quyết định rất lớn đến sự hình thành của xương khớp, đặc biệt với những chú mèo đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, thiếu canxi cũng là một phần nguy6n nhân khiến mèo bị liệt chân sau.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý thường gặp cũng là nguyên nhân khiến cho việc hoạt động 2 chân sau của mèo trở nên khó khăn. Chẳng hạn như viêm cột sống, tắc động mạch chủ, trượt đĩa đệm, viêm đa thần kinh,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến 2 chân sau của mèo bị liệt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến 2 chân sau của mèo bị liệt

Các triệu chứng của bệnh tê liệt chân ở mèo

Việc nắm bắt được các triệu chứng mèo bị liệt 2 chân sau là vô cùng quan trọng. Bởi phát hiện dấu hiệu càng sớm thì càng giúp mèo phục hồi khả năng di chuyển như trước đây. Các dấu hiệu mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Dáng đi không đúng hoặc thường vấp ngã.
  • Đi bộ cực kỳ chậm
  • Đi bộ bằng chân trước trong khi kéo lê hai chân sau.
  • Mèo tự giẫm lên ngón chân của mình.
  • Chậm phản ứng với những cơn đau hoặc kích thích ở 2 chân sau.
  • Khó vươn hoặc uốn người.
  • Không thể kiểm soát được việc tiểu tiện và đại tiện.
  • Co giật khó kiểm soát.
Các triệu chứng của tình trạng mèo liệt 2 chân sau
Các triệu chứng của tình trạng mèo liệt 2 chân sau

Làm gì khi mèo đột nhiên bị liệt 2 chân sau?

Ngay khi phát hiện mèo bị liệt 2 chân sau, bạn hãy đưa chúng đến cơ sở thú ý ngay lập tức. Việc vận chuyển mèo phải đặc biệt cẩn thận để không làm trầm trọng thêm bất kỳ tổn thương nào. Hãy đặt mèo vào một bề mặt ổn định hoặc nhờ người giữ mèo trong khi chở chúng đi khám. Cố gắng hết sức để xoa dịu mèo cưng của bạn và giữ cho chúng bình tĩnh.

Chẩn đoán bệnh tê liệt chân ở mèo

Để chẩn đoán tình trạng liệt 2 chân sau của mèo, bác sĩ cần có tiền sử kỹ lưỡng về sức khỏe của mèo. Bạn cần cho bác sĩ biết tình trạng này xuất hiện khi nào, những dấu hiệu ban đầu là gì. Đồng thời, liệt kê những chấn thương hoặc những tác động vật lý mà mèo gặp phải trong thời gian vừa qua. Bởi đây có thể là nguyên nhân làm tủy sống của mèo bị tổn thương.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang đặc biệt (chụp tủy đồ) để tiêm chất cản quang (thuốc nhuộm) vào cột sống của chúng. Lúc này, hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ nhìn thấy đốt sống và tủy sống của chúng một cách chi tiết nhất.

Nếu kỹ thuật chụp tủy đồ không hữu ích, mèo của bạn có thể phải chụp CT hoặc hình ảnh cộng hưởng từ não và tủy sống. Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy mẫu chất lỏng từ xung quanh cột sống để phân tích hoặc mẫu từ sợi thần kinh của mèo để sinh thiết. Những phân tích này có thể xác định được sự hiện diện của nhiễm trùng trong não và cột sống – nguyên nhân chính khiến mèo bị liệt chân.

Đưa mèo đến ngay bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Đưa mèo đến ngay bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Hướng dẫn cách chữa trị mèo bị liệt 2 chân sau

Mèo bị liệt chân sau có điều trị được không là lo lắng của rất nhiều người chủ. Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng này.

  • Nếu mèo bị chấn thương dây thần kinh thì việc điều trị đơn giản hơn. Dây thần kinh càng gần cơ thì triển vọng phục hồi càng cao. Một số chấn thương thần kinh có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn (thường là vài tuần hoặc vài tháng). Tuy nhiên, nếu bị đứt toàn bộ dây thần kinh thì mèo cần phải phẫu thuật gắn lại để tái tạo.
  • Nếu mèo bị liệt do nhiễm trùng thì cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt ký sinh trùng gây rối loạn hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng kháng huyết thanh để chống lại độc tố thần kinh do bọ chét tiết ra.
  • Nếu nguyên nhân khiến mèo bị liệt là nhiễm trùng hoặc đĩa đệm bị trượt thì cần điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc sử dụng liệu pháp.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà mèo của bạn có thể bị giữ lại bệnh viện cho đến khi hồi phục chức năng đi lại. Hoặc được các bác sĩ gửi về cùng với các hướng dẫn chăm sóc mèo bị liệt thích hợp tại nhà.

Tùy theo nguyên nhân cơ bản mà có cách điều trị mèo bị liệt khác nhau
Tùy theo nguyên nhân cơ bản mà có cách điều trị mèo bị liệt khác nhau

Tiên lượng khả năng hồi phục mèo bị liệt chân sau

Tiên lượng về khả năng hồi phục của mèo sẽ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mèo. Thông thường, mèo bắt đầu có sự cải thiện trong quá trình 1 – 2 tháng. Bạn cần theo dõi thật kỹ sức khỏe của mèo trong thời gian này để trao đổi với bác sĩ về liệu trình.

Trong một số trường hợp mèo đột nhiên bị liệt 2 chân sau hoặc bị thương nặng, chân của chúng rất khó để chữa khỏi hoặc trở về như trạng thái ban đầu. Nếu bị liệt và không thể điều trị được, mèo sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy, bạn cần học cách chăm sóc để chúng sống hạnh phúc và dễ dàng hơn.

Cách chăm sóc mèo bị liệt 2 chân sau

Điều quan trọng nhất là bạn cần chăm sóc mèo đúng cách để chúng phục hồi. Cụ thể:

  • Điều quan trọng nhất là cho mèo uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, ngay cả khi mèo của bạn dường như đã phục hồi hoàn toàn.
  • Không cho mèo sử dụng thuốc giảm đau hoặc bất cứ loại thuốc nào khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có thể làm mèo dị ứng hoặc tác động xấu đến sức khỏe của chúng.
  • Xây dựng một thực đơn lành mạnh, đủ dưỡng chất đặc biệt bổ sung nhiều canxi cho mèo.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho mèo. Bị liệt hai chân sau khiến mèo gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Các hoạt động tưởng chừng đơn giản như chải chuốt, đi vệ sinh cũng khiến chúng cảm thấy khó khăn. Chính vì vậy, bạn cần giúp chúng chải chuốt, tắm rửa để cơ thể mèo luôn sạch sẽ.
  • Sử dụng các đồ vật hỗ trợ mèo bị liệt 2 chân sau như xe lăn, tấm lót vệ sinh, đường dốc,… Những đồ vật này sẽ giúp việc sinh hoạt và di chuyển của mèo sau này bớt khó khăn hơn.
  • Thường xuyên theo dõi các triệu chứng để xem tình trạng bệnh có chuyển biến xấu hay không. Nếu thấy tình trạng tê liệt 2 chân sau ở mèo ngày càng nghiêm trọng hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Chăm sóc cho mèo thật cẩn thận để chúng nhanh chóng phục hồi
Chăm sóc cho mèo thật cẩn thận để chúng nhanh chóng phục hồi

Có thể thấy, mèo bị liệt 2 chân sau khiến cuộc sống của chúng sau này trở nên vô cùng khó khăn. Việc chăm sóc chúng cũng tốn công và tốn sức gấp 2,3 lần khi nuôi một con mèo bình thường. Chính vì vậy, bạn cần quan sát dấu hiệu và có phương pháp điều trị tình trạng tê liệt chân ở mèo để chúng nhanh chóng phục hồi khả năng đi lại, di chuyển như trước đây.

Bài liên quan

Royal Canin là thương hiệu thức ăn cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay

[Review] TOP 13+ Loại Hạt Royal Canin tốt nhất hiện nay

29 Tháng Một, 2023
Catsrang là thương hiệu thức ăn cho mèo đến từ Hàn Quốc

[Review] Thức ăn hạt mèo catsrang có tốt không? Giá bao nhiêu?

8 Tháng Một, 2023
Hạt mèo Whiskas là gì? Thức ăn hạt whiskas có tốt không?

[Review] Hạt Whiskas cho mèo có tốt không ? Giá bao nhiêu?

2 Tháng Một, 2023
Thức ăn mèo con dạng hạt mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện

[Review] TOP 9+ Thức ăn hạt cho mèo con tốt nhất 2023

29 Tháng Mười Hai, 2022
Thức ăn hạt cho mèo là gì? Lợi ích của thức ăn hạt cho mèo là gì?

Top 14 thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay [2023]

26 Tháng Mười Hai, 2022
Top các thương hiệu thức ăn cho mèo tốt nhất hiện nay

[Review] Top thức ăn cho mèo giá rẻ tốt nhất hiện nay

23 Tháng Mười Hai, 2022
Next Post
Dấu hiệu mèo sắp chết và cách xử lý phù hợp

Dấu hiệu mèo sắp chết và cách xử lý phù hợp

Cỏ mèo là gì? Bật mí cách trồng cỏ mèo siêu đơn giản tại nhà

Cỏ mèo là gì? Bật mí cách trồng cỏ mèo siêu đơn giản tại nhà

Tại sao mèo thích ngủ với người? Có nên cho mèo ngủ cùng không?

Tại sao mèo thích ngủ với người? Có nên cho mèo ngủ cùng không?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Royal Canin là thương hiệu thức ăn cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay

[Review] TOP 13+ Loại Hạt Royal Canin tốt nhất hiện nay

29 Tháng Một, 2023
Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

8 Tháng Một, 2023
Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Một, 2023
Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông của Mỹ (American Hairless Terrier)

Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông Mỹ (American Hairless Terrier)

8 Tháng Một, 2023

Quan tâm nhiều

  • Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    634 shares
    Share 254 Tweet 159
  • Chim lợn và cú mèo có phải là một không? So sánh chi tiết

    333 shares
    Share 133 Tweet 83
  • Có nên nuôi kỳ nhông cảnh? Cách nuôi kỳ nhông trong nhà đúng CHUẨN

    640 shares
    Share 256 Tweet 160
  • Hamster bị đau mắt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    93 shares
    Share 37 Tweet 23
  • 4 cách phân biệt bồ câu trống mái đơn giản, chính xác 100%

    252 shares
    Share 101 Tweet 63
Soc-Pet

Soc-pet.com là website cung cấp những thông tin thú vị về các loài động vật trên trái đất. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới động vật muôn màu muôn vẻ.

Các loài động vật

  • Bò
  • Cá
  • Chim
  • Chó
  • Chuột
  • Mèo
  • Ngựa
  • Rắn

Thông tin

  • Chia sẻ – kinh nghiệm
  • Đồ dùng cho Pet

Liên hệ hợp tác

Email: socpet.info@gmail.com

Hotline: 089 8856 583

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Shopee