Bệnh viêm phúc mạc ở mèo – Cách điều trị cho mèo bị fip

Mèo
Đánh giá post

Mèo bị fip hay còn gọi là bệnh viêm phúc mạc là một chứng bệnh khá hiếm gặp và đã xuất hiện từ rất lâu về trước. Tuy nhiên, bệnh này lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo và có nguy cơ gây tử vong cực kì cao. Chính vì vậy, các chủ nuôi nên trang bị cho mình các kiến thức về bệnh này để có cách chăm sóc và bảo vệ thú cưng của mình khỏi các tác nhân gây bệnh.

Viêm phúc mạc ở mèo là gì?

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo do virus Corona gây ra, một số người thường nhầm lẫn đây là virus gây bệnh Covid-19, nhưng đây là virus Corona cho mèo FCoV (Feline Corona). Tỉ lệ xảy ra bệnh viêm phúc mạc ở mèo là tương đối thấp và hiếm gặp, tuy nhiên, nguy cơ mèo mắc bệnh tử vọng lại lên đến 98%. Chính vì vậy, các chủ nuôi tuyệt đối không nên coi thường chứng bệnh này.

Virus Corona cho mèo FCoV là tác nhân chính gây ra bệnh viêm phúc mạc ở mèo
Virus Corona cho mèo FCoV là tác nhân chính gây ra bệnh viêm phúc mạc ở mèo

Mặc dù khả năng mèo bị fip không cao nhưng FCoV lại là một loại virus vô cùng phổ biến và truyền nhuyễn qua đường phân của mèo. Vì thế, không quá khó hiểu khi loại virus này dễ dàng được tìm thấy tại nơi có nhiều mèo hoang sinh sống và phân mèo không được dọn dẹp thường xuyên.

Bên cạnh đó, tuy nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mèo, nhưng virus này lại không gây ra bất kỳ tác động nào đến sức khỏe của các động vật khác, kể cả con người.

Có 2 loại virus FCoV thường gặp chính là:

  • Vi rút Corona đường ruột (FEC Virus): là loại virus gây nhiễm trùng ruột mèo.
  • Vi rút viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP): là một dạng biến đổi của virus FEC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo và cơ hội chữa khỏi cực kì thấp.

Nguyên nhân khiến mèo bị fip

Như đã đề cập, virus tác nhân gây ra viêm phúc mạc ở mèo không hề hiếm gặp, tuy nhiên, hầu hết các đối tượng mèo mắc phải chứng bệnh này đều có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch của chúng không phát huy được hết tác dụng. Cụ thể chính là một số các trường hợp dưới đây:

  • Mèo già có sức đề kháng yếu, tiếp xúc và bị lây từ mèo đã nhiễm bệnh.
  • Mèo con dưới hai tuổi, có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Mèo bị mắc nhiều bệnh cùng lúc, sức khỏe yếu.
  • Mèo nuôi, nhốt trong điều kiện chật hẹp, số lượng mèo đông (điển hình như ở các trại mèo, lò mổ,…)
Mèo bị nuôi nhốt trong không gian đông và chật hẹp dễ bị fip
Mèo bị nuôi nhốt trong không gian đông và chật hẹp dễ bị fip
  • Mèo đang trong tình trạng stress do thay đổi môi trường sống (mới được nhận nuôi, chuyển chỗ ở,…)
  • Mèo vừa trải qua phẫu thuật (thường là sau khi triệt sản) dẫn đến xuống tinh thần, thường xuyên buồn bã.

Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh nơi ở và sinh hoạt của mèo cũng có thể tạo cơ hội cho virus FCoV có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mèo. Vì thế các chủ nuôi nên lưu ý dọn dẹp sạch sẽ phân mèo và xung quanh nhà để bảo vệ mèo khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Mèo bị fip có nguy cơ truyền nhiễm không?

Câu trả lời là có. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh viêm phúc mạc lây từ mèo sang mèo, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 2 trường hợp chính là:

  • Đường phân mèo: Mèo được nuôi cùng đàn thường sử dụng chung nơi vệ sinh, bên cạnh đó, chúng cũng sẽ thường xuyên liếm láp nhau, tăng nguy cơ mắc bệnh và lây truyền lẫn nhau.
  • Đường không khí: Một số các chất ô nhiễm có trong không khí có thế chứa các chủng của Feline Corona, chỉ cần mèo vô ý hít phải, virus sẽ có cơ hội xâm nhập vào bên trong cơ thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết mèo bị fip

Không có một dấu hiệu rõ ràng nào ở giai đoạn đầu khi mèo bị fip, một số trường hợp mèo sẽ bị tiêu chảy vài ngày hoặc có biểu hiện nôn mửa. Tuy nhiên, các triệu chứng đều không khác gì so với các bệnh thông thường về đường ruột. Bên cạnh đó, một số con mèo sẽ trở nên thờ ơ, chán ăn hay thậm chí là không ăn gì, đôi khi mèo cũng sẽ bị sốt. Ngoài ra, một thời gian ngắn, mèo bị bị fip sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác như chảy máu trong mắt, các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa vì toàn bộ cơ quan nội tạng đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh viêm phúc mạc chỉ thật sự bắt đầu ở thời điểm vài tuần sau khi mèo mắc bệnh, được chia thành 2 dạng biểu hiện như dưới đây:

Fip ướt

Fip ướt là tình trạng khi chất lỏng của virus tích tụ ở các khoang cơ thể của mèo, thường thấy nhất là trong ổ bụng khiến bụng mèo sưng to hoặc khoang ngực khiến mèo khó thở. Chất lỏng này có màu vàng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về gan, thậm chí là ung thư gan.

Tình trạng Fip ướt khiến khoang bụng mèo sưng to
Tình trạng Fip ướt khiến khoang bụng mèo sưng to

Fip khô

Mèo bị fip khô sau một thời gian sẽ có dáng đi loạng choạng, đôi lúc không thể đứng vững do phần não đã bị tổn thương nghiêm trọng. Trường hợp này gây ra những tổn thương viêm mãn tính tại vị trí các mạch máu xung quanh các cơ quan trong khắp cơ thể mèo. Fip khô cực kì nguy hiểm vì sẽ gây ảnh hưởng 30% đến mắt và 30% đến não, không chỉ vậy, bệnh nãy cũng gây hại đến các bộ phận gan, thận, phổi,…

Cách điều trị viêm phúc mạc ở mèo

Nếu mèo của bạn chỉ đơn giản là bị nhiễm virus FCoV thông thường thì bạn thậm chí còn không cần nhờ đến các loại thuốc hay phương pháp điều trị, chính hệ miễn dịch của mèo sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, những con mèo tự khỏi bệnh nhờ vào sức đề kháng vẫn có nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần, thường là trong một tuần. Một số trường hợp mèo không thể phục hồi, cơ thể luôn tồn tại virus FCoV, lúc này, chủ nuôi có thể sử dụng các loại kháng sinh để tránh nhiễm trùng.

Thế nhưng nếu các chủng virus FCoV trong cơ thể mèo có cơ hội biến đổi thành FIP, mèo gần như không thể qua khỏi. Hiện tại, mèo bị fip vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị hay phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Fip hay viêm phúc mạc được ví như “án tử” của loài mèo
Fip hay viêm phúc mạc được ví như “án tử” của loài mèo

Điều duy nhất bạn có thể làm cho chú mèo của mình khi mắc phải viêm phúc mạc chính là giảm điểm các triệu chứng và sự đau đớn do các tổn thương trong cơ thể. Bạn có thể chọn những loại thuốc chống viêm như corticosteroid (ví dụ: prednisolone) kết hợp với một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (ví dụ: cyclophosphamide). Các loại thuốc này có thể làm giảm viêm và cải thiện tình trạng sức khỏe của mèo, tuy nhiên, đây chỉ là một số biện pháp chữa cháy tạm thời.

Hiện nay, các nhà khoa học và bác sĩ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nhằm tìm ra thuốc đặc trị cho mèo bị fip. Hi vọng rằng trong tương lai sớm nhất sẽ có các phương pháp để chữa khỏi viêm phúc mạc, tăng tỉ lệ sống sót sau bệnh của mèo.

Cách phòng bệnh viêm phúc mạc ở mèo

Chính vì không thể chữa khỏi, việc phòng bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mèo. Để giúp chú mèo của mình giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh, các chủ nuôi nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh dưới đây.

  • Trong trường hợp nuôi nhiều mèo cùng một thời điểm, mỗi con mèo nên có khay thức ăn và nước uống riêng, được rửa sạch thường xuyên.
  • Liên tục làm sạch không gian sống của mèo, đặc biệt, dọn sạch phân mèo sớm nhất có thể.
Sử dụng các biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ mèo nhà bạn
Sử dụng các biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ mèo nhà bạn
  • Sử dụng các dung dịch diệt khuẩn để tránh cho sự sinh sôi của các ký sinh trùng hay virus gây hại.
  • Chọn mua các loại cát có chất lượng tốt, an toàn cho mèo và thường xuyên làm sạch khu vực vệ sinh của mèo.
  • Quan tâm đến tâm trạng thường ngày của mèo, đặc biệt đừng nên nuôi quá nhiều mèo trong không gian hẹp để tránh cho chúng bị căng thẳng, mâu thuẫn với nhau.
  • Nếu phát hiện mèo bị fip, nên cách ly chúng khỏi những con mèo khác. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của những con mèo chưa nhiễm bệnh.
  • Hạn chế việc cho mèo ra ngoài đường, giảm cơ hội tiếp xúc với các loại virus.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cơ bản về mèo bị fip – viêm phúc mạc. Hi vọng rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho quá trình chăm sóc thú cưng của bạn. Nếu thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân để cùng nhau bảo vệ các chú mèo khỏi nguy cơ mắc bệnh nhé.

Bài liên quan

Các loại rùa không chỉ là những sinh vật độc đáo mà còn đóng vai trò quan trọng trong hệ

Cách nuôi rùa không chỉ đơn thuần là việc cung cấp môi trường sống và thức ăn cho chúng. Điều

Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) là một loài rùa nước ngọt được yêu thích làm thú cưng ở nhiều