Chim chèo bẻo ăn gì? Cách nuôi và chăm sóc chim chèo bẻo

Chim
4.3/5 - (3 bình chọn)

Chim chèo bẻo là loài chim cảnh quen thuộc với người Việt. Chúng không chỉ có ngoại hình xinh đẹp mà còn sở hữu biệt tài nhái giọng vô cùng thuyết phục. Hãy cùng Soc-pet tìm hiểu kỹ hơn về loài chim độc đáo này trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của chim chèo bẻo

Chèo bẻo có tên khoa học là Dicrurus macrocercus, một loài chim thuộc họ Dicruridae. Loài chim này được phân bổ tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Sri Lanka, Iran,… Tại Việt Nam, chim chèo bẻo được tìm thấy ở mọi tỉnh thành trên cả nước.

Chim chèo bẻo là loài chim quen thuộc tại Việt Nam
Chim chèo bẻo là loài chim quen thuộc tại Việt Nam

Đặc điểm của chim chèo bẻo

Hiện nay, chèo bẻo được chia thành 2 loại là chèo bẻo đuôi dài và chèo bẻo đuôi cờ. Khi sống ngoài tự nhiên, chúng thường tụ tập thành từng đàn từ 4 – 6 con, cùng nhau bay lượn và hót vang trời.

Về ngoại hình

Chim chèo bẻo có bộ lông màu đen mượt mà và óng ả. Chúng có một chiếc đuôi dài rất đẹp. Chiếc đuôi này sẽ có hai sợi lông dài ra khi chèo bẻo trưởng thành, điều này khiến ngoại hình của chúng càng trở nên bắt mắt và độc đáo.

Chèo bẻo có kích thước khá nhỏ bé. Một con chèo bẻo trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng 28cm.

Loài chim này có chiếc đuôi dài ấn tượng
Loài chim này có chiếc đuôi dài ấn tượng

Về tính cách

Dù có vẻ ngoài nhỏ bé nhưng tính cách của giống chim này khá hung dữ và bạo dạn. Chúng thường tỏ ra dữ tợn hơn với những loài chim săn mồi như đại bàng hoặc điều hâu. Tuy vậy, nếu được thuần hóa ngay từ nhỏ thì chúng cũng rất nghe lời.

Tiếng chim chèo bẻo rất chói. Tuy vậy, chúng lại có biệt tài nhái giọng cực đỉnh. Đây cũng là nguyên nhân vì sao loài chim này có tính cách hung dữ như vậy nhưng vẫn rất được giới yêu chim cảnh ưa chuộng.

Chèo bẻo sinh sản thế nào?

Chèo bẻo là loài chim chung thủy sống 1 vợ 1 chồng. Chúng thích làm tổ trên những ngọn cây cao. Tổ của chúng được làm từ rơm, cỏ khô và sử dụng nước dãi để kết dính lại với nhau.

Thời gian sinh sản của chèo bẻo diễn ra từ cuối xuân cho đến hết mùa thu. Mỗi năm, chúng chỉ đẻ từ 2 – 3 lứa. Mỗi lần đẻ khoảng 3 trứng, con nào khỏe thì có thể đẻ được 5 trứng.

Trứng chim chèo bẻo có màu xanh nhạt và kích thước tương tự trứng chim sáo. Tuy nhiên, những con chèo bẻo có lông đuôi và bên bên cánh trắng thì lại đẻ ra những quả trứng có màu trắng đục.

Chèo bẻo sinh sản 2 - 3 lứa mỗi năm
Chèo bẻo sinh sản 2 – 3 lứa mỗi năm

Kinh nghiệm nuôi chèo bẻo đuôi cờ

Khi quyết định nuôi bất cứ một con vật nào, bạn cần bỏ ra công sức và tâm huyết để chăm sóc chúng. Nếu bạn có ý định nuôi chèo bẻo thì hãy tham khảo kinh nghiệm dưới đây.

Chim chèo bẻo ăn gì?

Trong môi trường tự nhiên, loài chim này thích ăn những loài côn trùng nhỏ như cào cào, dế, bọ xít, sâu bướm cùng một số loại bọ cánh cứng khác. Chính vì vậy, chúng được xem là thiên địch với các loài côn trùng gây hại cho cây trồng, bảo vệ mùa màng cho người nông dân.

Ở môi trường nuôi nhốt, loài chim này ăn được cả những loại thức ăn như cháo dinh dưỡng, cám dành riêng cho chim, thịt bằm, sâu quy,… Tuy nhiên, người nuôi phải tập cho chúng ăn từ từ bởi đây đều là những loại thức ăn mà chúng không quen ăn trong môi trường tự nhiên.

Chim chèo bẻo ăn gì?
Chim chèo bẻo ăn gì?

Lồng nuôi chèo bẻo đen

Vì sở hữu chiếc đuôi dài nên chuồng nuôi chèo bẻo cũng phải có kích thước lớn và rộng rãi. Điều này giúp chim có thể tự do chạy nhảy và hạn chế tình trạng teo nhỏ chân ở loài chim này. Lồng chim phải được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để giảm thiểu mùi hôi và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hô hấp của chim.

Loài chim này có khả năng chịu lạnh buốt và gió rét cực kém. Chính vì vậy, người nuôi cần trang bị thêm một tấm màn mỏng để phủ bên ngoài lồng, vừa giúp chắn gió vừa che ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng.

Ngoài ra, bạn nên đặt chuồng nuôi ở những khu vực yên tĩnh, tránh sự nhòm ngó của chó, mèo hay những loài động vật khác.

Cách làm bẫy chim chèo bẻo

Về cơ bản, cách bẫy loài chim này không có gì khác biệt so với cách bẫy chim chào mào, chim sáo hay chim khuyên. Bạn chỉ cần dựa vào đặc tính kiếm ăn của chúng để bẫy mồi.

Bẫy bằng keo

Bạn cần chuẩn bị những nang tre có độ dài khoảng 2 gang tay. Một đầu được vuốt nhọn để cắm xuống đất, đầu còn lại thì bôi keo bẫy chim. Tùy theo số lượng chim chèo bẻo bạn muốn bẫy mà có thể chuẩn bị nang tre nhiều hay ít.

Tiếp theo, bạn chọn những vùng đất trống, dọn sạch cỏ trong trong chu vi 2 ngón tay. Sau đó cắm nang trẻ thành hình tròn xung quanh. Ở giữa bãi đất trống đặt một con chuồn chuồn hoặc một con dế chũi.

Khi chim chèo bẻo phát hiện con mồi, chúng sẽ sà xuống để ăn. Vô tình, cánh của chúng sẽ dính vào những nan tre đã bôi keo và không thể nào thoát ra được.

Bẫy bằng lưới tàng hình

Đây là một cách bẫy chim chèo bẻo khác mà bạn có thể tham khảo. Bạn hãy giăng lưới ở những khu vực thường có chèo bẻo sinh sống và xuất hiện. Bên cạnh sử dụng con mồi, bạn có thể ghi âm lại tiếng chim chèo bẻo và phát ra âm thanh để dẫn dụ chúng vào những khu vực đã được giăng lưới trước đó.

Các cách bẫy chim chèo bẻo
Các cách bẫy chim chèo bẻo

Chim chèo bẻo giá bao nhiêu tiền? Mua, Bán ở đâu uy tín?

Giá chim chèo bẻo hiện nay giao động trong khoảng 400.000 đồng/con. Tuổi thọ của giống chim này không cao. Thông thường, chèo bẻo sẽ lăn ra chết sau khoảng 1 năm nuôi nhốt mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và để tâm hàng ngày thì bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ cho chúng.

Nếu bạn có hứng thú nuôi và chăm sóc loài chim này, có thể tìm mua chúng tại những cửa hàng chim kiểng lớn trên địa bàn sinh sống.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chim chèo bẻo mà Soc-pet đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về loài chim này, qua đó góp phần chăm sóc và nuôi dưỡng chúng tốt hơn.

Bài liên quan

Shopee