Soc-Pet
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
Soc-Pet
No Result
View All Result
Home Động vật khác

Con ba ba ăn gì? Thức ăn và kỹ thuật cho ba ba ăn

17 Tháng Năm, 2022
in Động vật khác
Đánh giá post

Con ba ba ăn gì? Ba ba con ăn gì cho mau lớn? Cho ba ba ăn như thế nào cho đúng kỹ thuật? Đây đều là những thắc mắc chung của nhiều bà con khi bắt đầu nuôi ba ba. Trong bài viết dưới đây, Soc-pet sẽ giúp bạn trả lời chi tiết các câu hỏi này để có thể áp dụng mô hình nuôi ba ba phù hợp và đúng chuẩn nhất.

Nội dung

  • Con ba ba ăn gì?
    • 1. Thức ăn tươi sống
    • 2. Thức ăn khô
    • 3. Thức ăn công nghiệp
  • Ba ba con ăn gì cho mau lớn?
    • Thức ăn cho ba ba con từ khi nở đến 15 ngày tuổi
    • Thức ăn cho ba ba con từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi
    • Thức ăn cho ba ba con từ 6 tháng tuổi trở đi
  • Kỹ thuật cho ba ba ăn đúng cách

Con ba ba ăn gì?

Thức ăn của ba ba được chia làm 3 loại chính, bao gồm thức ăn tươi sống, thức ăn ko và thức ăn công nghiệp.

1. Thức ăn tươi sống

Bao gồm động vật nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt vẫn có tươi. Các động vật, thịt động vật tươi sống được dùng làm thức ăn cho ba ba bao gồm:

  • Cá tươi: Người nuôi ba ba ở các tỉnh phía Bắc thường cho chúng ăn cá mè trắng, cá mương, cá tép dầu, cá lành nước ngọt và các loài cá biển vụn. Trong khi đó, người nuôi ba ba ở các tỉnh phía Nam sẽ cho ba ba ăn cá linh, cá sơn, có chốt chuột – những loài cá đặc trưng ở nơi đây.
  • Động vật nhuyễn thể: Gồm các loài động vật nhuyễn thể nước ngọt (ốc sên, ốc đồng, ốc vặn, ốc nhồi, trai, hến) và các loài động vật nhuyễn thể nước mặn (don, dắt,…).
  • Động vật giáp xác: Giun đất, nhộng tằm,…
  • Các loài động vật khác: Cá, tôm, mực, thịt gia cầm, gia súc không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người, thịt phế liệu từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm.
Ba ba ăn gì?
Ba ba ăn gì?

2. Thức ăn khô

Một số hộ nuôi ba ba có điều kiện có thể sử dụng các loại thức ăn khô như cá khô nhạt, tôm khô nhạt,… để ăn kèm cùng thức ăn tươi hàng ngày hoặc dự trữ cho ăn khi thiếu thức ăn tươi.

3. Thức ăn công nghiệp

Ba ba ăn gì? Có loại thức ăn công nghiệp nào dành cho ba ba không? Câu trả lời là CÓ! Thức ăn ba ba công nghiệp chứa thành phần dinh dưỡng toàn diện cùng hàm lượng đạm lên đến 50 – 55%, vượt trội hơn rất nhiều so với thức ăn tươi sống và thức ăn khô.

Tuy nhiên, loại thức ăn này chỉ mới phổ biến ở một vài quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất thức ăn chuyên dụng dành cho ba ba. Giá thức ăn công nghiệp nhập khẩu thường rất cao nên không được bà con chăn nuôi sử dụng. Vậy với thông tin trên, bạn đã biết ba ba ăn gì rồi chứ?

Ba ba con ăn gì cho mau lớn?

Mỗi giai đoạn phát triển thì ba ba lại có chế độ ăn khác nhau. Do đó, bên cạnh biết ba ba ăn gì thì bạn cũng cần nắm rõ thức ăn cho ba ba con. Bởi đây là giai đoạn ba ba dễ chết nhất, chỉ cần một sai sót cũng có thể dẫn đến thiệt hại. Vậy nên cho ba ba con ăn gì mới là đúng và đủ chất? Tùy theo từng độ tuổi mà cần xây dựng cho chúng một chế độ ăn phù hợp.

Thức ăn cho ba ba con từ khi nở đến 15 ngày tuổi

Ba ba ở giai đoạn này rất yếu và dễ chết nên cần cho chúng ăn những loại thức ăn mềm, giàu chất dinh dưỡng như lòng đỏ trứng gà, giun đỏ, artemia, thủy trần, cá bột hoặc cá tép xay nhuyễn. Tần suất cho ăn là 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa và tối.

  • Giun đỏ phát triển trong các cống rãnh nước thải. Chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp ba ba con nhanh lớn và béo khỏe.
  • Artemia được đóng hộp theo dạng trứng và bán rộng rãi trong các cửa hàng cá cảnh. Khi cần có thức ăn chỉ cần cho vào nước và sục khí, sau một thời gian sẽ nở ra cá thể artemia.
  • Thủy trần còn được gọi là bọ đỏ (daphnia). Chúng là loài thủy vật phù du, thường sống ở ao, hồ, nước động và những khu vực có hơi nước lưu thông. Trong vùng nước xanh lam, thủy trần tạo thành những chấm màu đỏ li ti di động. Bạn có thể dùng lưới vợt là có thể vớt chúng về cho ba ba ăn.
Ba ba con ăn gì?
Ba ba con ăn gì?

Thức ăn cho ba ba con từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, người nuôi nên cho ba ba ăn cá, thịt động vật băm nhỏ, giun, giòi. Cần lưu ý là không nên cho chúng ăn những loại thức ăn ôi thiu vì có thể khiến ba ba dễ mắc bệnh và khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

Ba ba ở giai đoạn này vẫn ưa ăn nổi và thích sống dựa vào rễ bèo nên thức ăn cho chúng cần được thả giàn cố định cách mặt nước 10 – 20cm. Tần suất cho ăn là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối.

Ngoài ra, cần thay nước trong hồ nuôi 2 tuần một lần để nguồn nước luôn sạch sẽ. Việc thay nước cần được tiến hành một cách từ từ, tránh thay nước ồ ạt bởi việc này có thể khiến ba ba khó thích nghi và dễ chết.

Thức ăn cho ba ba con từ 6 tháng tuổi trở đi

Từ giai đoạn này trở đi thức ăn của ba ba con dần trở nên đa dạng hơn, bao gồm: ốc, hến (đập vỏ), cá mè (bỏ mật đắng),… Thức ăn phải thả trên giàn gần sát đáy ao. Tùy theo khả năng ăn mồi của ba ba mà người nuôi có thể điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu thức ăn.

Kỹ thuật cho ba ba ăn đúng cách

Khi đã biết nên cho con ba ba ăn gì, bà con cần phải biết cách cho ba ba ăn như thế nào để chúng phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là kỹ thuật cho ba ba ăn đúng cách mà bạn có thể tham khảo.

  • Cắt nhỏ thức ăn vừa cỡ miệng của ba ba. Cần loại bỏ các phần thức ăn cứng như đầu cá, vây cá, xương động vật, vỏ động vật nhuyễn thể bởi đây là những phần ba ba không ăn được.
  • Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày một đêm: ba ba mới nở 15 – 16%, ba ba giống 10 – 12%, ba ba thịt và ba trưởng thành 3 – 6% so với trọng lượng ba ba nuôi trong ao.
  • Tần suất cho ăn: ba ba mới nở cho ăn 3 – 4 lần, ba ba giống 2 – 3 lần/ngày, ba ba thịt và ba trưởng thành 1 – 2 lần/ngày. Lượng thức ăn buổi tối cần nhiều hơn buổi sáng.
  • Cho ba ba ăn theo khu vực quy định để dễ dàng theo dõi lượng thức ăn hàng ngày và vệ sinh cho khu vực ăn uống.
  • Trước khi cho ăn cần dọn sạch sàn, bệ và máng ăn. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng nước trong hồ nuôi. Ba ba ăn khỏe và hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 – 23 độ C. Chúng ăn ít, thậm chí là ngừng ăn khi nhiệt độ nước trên 35 độ C hoặc dưới 12 độ C.
Kỹ thuật cho ba ba ăn
Kỹ thuật cho ba ba ăn
  • Không nên cho ba ba ăn duy nhất một loại thức ăn duy nhất bởi có thể khiến chúng thiếu chất dinh dưỡng.
  • Các ao nuôi có diện tích rộng với mật độ ba ba thưa có thể kết hợp nuôi ốc, cá thép nhỏ để ba ba tự bắt ăn dần. Cách nuôi này dù khiến năng suất ba ba không cao nhưng giúp chúng nhanh lớn, ít bệnh tật, tiết kiệm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Ở miền Bắc, cần cho ba ba ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò,… trước khi bước vào mùa đông để chúng tích lũy mỡ dùng trong khoảng thời gian lạnh giá.
  • Trong tất cả các giai đoạn nuôi, nên cho ba ba ăn giun càng nhiều càng tốt vì loại thức ăn này giúp chúng nhanh lớn và béo khỏe.

Trên đây là thông tin về chế độ ăn và kỹ thuật cho ba ba ăn mà Soc-pet đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Con ba ba ăn gì?”, “Ba ba con ăn gì cho mau lớn”. Từ đó xây dựng chế độ ăn hợp lý và cách chăm sóc phù hợp để đàn ba ba nhanh lớn, khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

Bài liên quan

Tìm hiểu những điều thú vị về loài chồn Angora

Tìm hiểu những điều thú vị về loài chồn Angora

14 Tháng Mười Hai, 2022
Thằn lằn Armadillo và những sự thật thú vị

Thằn lằn Armadillo và những sự thật thú vị

18 Tháng Chín, 2022
Thằn lằn Anole – Loài động vật được nuôi làm thú cưng

Thằn lằn Anole – Loài động vật được nuôi làm thú cưng

15 Tháng Chín, 2022
Những sự thật về Rùa khổng lồ Aldabra

Những sự thật về Rùa khổng lồ Aldabra

15 Tháng Chín, 2022
Thằn lằn Agama – Loài động vật ngoan ngoãn, dễ chăm sóc

Thằn lằn Agama – Loài động vật ngoan ngoãn, dễ chăm sóc

13 Tháng Chín, 2022
Tắc Kè và những sự thật thú vị

Tắc Kè và những sự thật thú vị

13 Tháng Chín, 2022
Next Post
Rắn ruy băng (Ribbon Snake) là rắn gì? Đặc điểm ngoại hình, hành vi

Rắn ruy băng (Ribbon Snake) là rắn gì? Đặc điểm ngoại hình, hành vi

Trăn cao su (Rubber Boa) có nguy hiểm không?

Trăn cao su (Rubber Boa) có nguy hiểm không?

Rắn Racer đen phương Nam – Loài rắn di chuyển nhanh nhất Bắc Mỹ

Rắn Racer đen phương Nam - Loài rắn di chuyển nhanh nhất Bắc Mỹ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Royal Canin là thương hiệu thức ăn cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay

[Review] TOP 13+ Loại Hạt Royal Canin tốt nhất hiện nay

29 Tháng Một, 2023
Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

8 Tháng Một, 2023
Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Một, 2023
Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông của Mỹ (American Hairless Terrier)

Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông Mỹ (American Hairless Terrier)

8 Tháng Một, 2023

Quan tâm nhiều

  • Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    634 shares
    Share 254 Tweet 159
  • Chim lợn và cú mèo có phải là một không? So sánh chi tiết

    333 shares
    Share 133 Tweet 83
  • Có nên nuôi kỳ nhông cảnh? Cách nuôi kỳ nhông trong nhà đúng CHUẨN

    640 shares
    Share 256 Tweet 160
  • Hamster bị đau mắt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    93 shares
    Share 37 Tweet 23
  • 4 cách phân biệt bồ câu trống mái đơn giản, chính xác 100%

    252 shares
    Share 101 Tweet 63
Soc-Pet

Soc-pet.com là website cung cấp những thông tin thú vị về các loài động vật trên trái đất. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới động vật muôn màu muôn vẻ.

Các loài động vật

  • Bò
  • Cá
  • Chim
  • Chó
  • Chuột
  • Mèo
  • Ngựa
  • Rắn

Thông tin

  • Chia sẻ – kinh nghiệm
  • Đồ dùng cho Pet

Liên hệ hợp tác

Email: socpet.info@gmail.com

Hotline: 089 8856 583

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Shopee