Hamster bị đau mắt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chuột
3.2/5 - (9 bình chọn)

Trào lưu nuôi hamster là thú cưng hiện nay vẫn đang vô cùng phổ biến ở nước ta đặc biệt là đối với độ tuổi thanh thiếu niên. Điều này cũng không quá khó hiểu khi hamster sở hữu vẻ ngoài vô cùng đáng yêu cùng tính cách năng động, thích chạy nhảy. Tuy nhiên, giống như những loài thú cưng khác, hamster đôi khi cũng sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, một trong số đó là các bệnh về mắt. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin xoay quanh vấn đề hamster bị đau mắt.

Chuột hamster đôi khi cũng sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe
Chuột hamster đôi khi cũng sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe

Bệnh đau mắt ở hamster là bệnh gì?

Vấn đề về mắt phổ biến nhất ở hamster chính là chứng viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh mắt đỏ. Bệnh này xảy ra khi lớp ngoài cùng của mắt chúng bị viêm. Mỗi khi những con hamster cúi đầu, mắt chúng sẽ tiết ra một chất lỏng có tác dụng giữ ấm nhãn cầu. Tuy nhiên, khi mắt bệnh, chất lỏng này sẽ chảy ra và khô lại tạo thành lớn vỏ bao quanh khu vực mí mắt và ngăn không cho chúng mở mắt ra.

Tùy theo từng trường hợp về mức độ nghiêm trọng sẽ có cách điều trị khác nhau cho hamster bị đau mắt đỏ.

Dấu hiệu cho thấy hamster bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt ở hamster dễ nhận biết nhất là vào lúc chúng vừa thức dậy, khi đó, bạn có thể nhìn thấy khóe mắt chúng bị chảy nước, có thể là rỉ nước hoặc nhỏ giợt tùy theo mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn thấy mí mắt chúng dính lại vào không thể mở ra được, rất có thể chúng đã mắc chứng đau mắt đỏ.

Mí mắt kết dính là một trong những biểu hiện của đau mắt đỏ ở hamster
Mí mắt kết dính là một trong những biểu hiện của đau mắt đỏ ở hamster

Ngoài ra, đối với một số trường hợp đau mắt đỏ ở hamster nghiêm trọng hơn, bạn có thể nhận thấy vị trí vùng mắt hay thậm chí một phần của khuôn mặt chúng sưng lên, có vết đỏ rõ rệt xung quanh khu vực mí mắt. Khi này, có thể hamster của bạn cần được điều trị bằng kháng sinh.

Nguyên nhân khiến hamster bị đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau mắt đỏ ở hamster, bao gồm cả các vấn đề từ bên trong cơ thể lẫn tác động từ bên ngoài môi trường. Cụ thể một số nguyên nhân phổ biến có thể được liệt kê như dưới đây.

Những con hamster lớn tuổi mắc phải các rối loạn về răng miệng điển hình như răng mọc quá mức cũng có thể dẫn đến các vấn đề về mắt. Bên cạnh đó, những chú hamster trưởng thành thường mắc phải chứng đau mắt đỏ khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các vật thể lạ khác xâm nhập vào mắt. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp hamster bị đau mắt do kích ứng với bụi sinh ra từ tấm lót chuồng. Lý do bắt nguồn từ sở thích chui đầu vào trong các đường ống, hang hay lót chuồng của hamster khiến mắt chúng bị tổn thương do bụi bẩn tích tụ lâu ngày trong các khu vực này.

Cách điều trị hamster bị đau mắt đỏ

Mặc dù viêm kết mạc hay đau mắt đỏ ở hamster không được coi là bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên, nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng của hamster. Nếu tình trạng đau mắt ở hamster của bạn không quá nghiêm trọng, chỉ dừng lại ở mức không mở được mắt, bạn hoàn toàn có thể tiến hành điều trị cho bé tại nhà theo một số mẹo dưới đây.

Bước 1:

Nhờ một người khác cũng quen thân với chuột hamster của bạn hỗ trợ ôm chúng thật nhẹ nhàng kết hợp vuốt ve và xoa dịu để chúng có thể thư giãn và thả lỏng hoàn toàn. Đặc biệt, bạn cần giữ chúng thật chắc chắn trên tay nhưng không làm chúng đau hay khó chịu khiến chuột cảm thấy bất an.

Giữ chuột trên tay thật nhẹ nhàng và chắc chắn sẽ khiến chúng an tâm
Giữ chuột trên tay thật nhẹ nhàng và chắc chắn sẽ khiến chúng an tâm

Bước 2:

Cho một lượng nước sôi để nguội vừa đủ vào cốc, làm ướt tăm bông hoặc có thể dùng khăn sữa của em bé, lưu ý rằng phải vắt kĩ khăn thật khô và không để nhỏ giọt.

Bước 3:

Đặt phần bông gòn hoặc khăn vải lên vùng mắt bị kích ứng của hamster và giữ trong vài giây cho đến khi phá vỡ được lớp màng tích tụ bao quanh mí mắt của chúng. Nếu như lớp màng này không dễ dàng bị loại bỏ, bạn có thể dùng khăn lau thật nhẹ nhàng cho đến khi lớp vỏ này bị trôi đi hoàn toàn.

Toàn bộ quá trình làm sạch nên được tiến hành nhẹ nhàng nhất có thể
Toàn bộ quá trình làm sạch nên được tiến hành nhẹ nhàng nhất có thể

Quá trình này có thể mất vài phút, sau đó, chuột hamster của bạn có thể tự mình mở mắt mà không bị bất kì vật cản nào cũng như cần thêm sự hỗ trợ gì.

Bên cạnh đó, nếu như bạn gặp phải khó khăn trong quá trình loại bỏ lớp dính này hoặc bé chuột của bạn vẫn không thể mở mắt dù bạn đã lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần, có lẽ bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế.

Ngoài ra, nếu tình trạng hamster bị đau mắt vẫn không có chuyển biến tích cực sau một thời gian và vết sưng cùng nhiễm trùng vẫn xảy ra ngay cả khi bạn đã làm sạch mắt cho hamster nhiều lần, hãy ngay lập tức đưa bé đến bác sĩ thú y để có những biện pháp cứu chữa kịp thời.

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ ở hamster

Để có thể bảo vệ chuột hamster của bạn khỏi bệnh viêm kết mạc cũng như các bệnh về mắt của hamster, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh dưới đây.

Vệ sinh khu vực lồng nuôi thường xuyên

  • Nếu chuột hamster của bạn thích làm tổ trong lồng, bạn nên tiến hành vệ sinh lồng nuôi mỗi tuần để tránh sự sinh sôi của các vi khuẩn gây hại.
  • Ngoài ra, khu vực vệ sinh của hamster cũng là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, tấm lót hay cát lót trong lồng nuôi hamster cần được làm sạch hay thay mới mỗi 2 – 3 ngày để phòng ngừa nguy cơ hamster bị đau mắt đỏ và mắc phải các bệnh lý khác.
  • Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn nghi ngờ lót chuồng có thể là nguyên nhân gây kích ứng cho hamster, bạn nên thay đổi sang lót chuồng của thương hiệu khác hoặc các sản phẩm thay thế để bảo vệ sức khỏe cho hamster.
  • Nơi đựng đồ ăn và thức uống của hamster cũng sẽ cần được rửa sạch mỗi ngày trước khi cho các thực phẩm và nước sạch mới vào vật chứa.
  • Không chỉ vậy, thức ăn thừa hoặc nước uống tiếp xúc lâu ngoài không khí sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của hamster. Vì vậy, hãy loại bỏ thức ăn và nước uống cũ tránh để chuột ăn uống phải.
  • Các vật dụng và đồ chơi đặt trong chuồng hamster cũng cần được rửa sạch với xà phòng thường xuyên.

Vệ sinh khu vực xung quanh mắt

  • Đối với trường hợp hamster nhà bạn thường xuyên gặp phải tình trạng mí mắt dính chặt dẫn đến không thể mở mắt, việc tiến hành rửa khu vực xung quanh mí mắt bằng nước ấm thường xuyên có thể giúp cải thiện tình hình. Điều này cũng sẽ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ tích tụ chất lỏng quanh mí mắt, đặc biệt, cần lưu ý hơn đối với những chú hamster đã lớn tuổi.
Vệ sinh quanh mắt thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ đau mắt đỏ
Vệ sinh quanh mắt thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ đau mắt đỏ
  • Trong trường hợp bạn nuôi nhiều hơn một chú hamster trong cùng một lồng và một trong số chúng đang gặp phải chứng đau mắt đỏ, bạn nên tách chuột bị bệnh ra riêng cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn để tránh lây lan cho các con khác trong đàn. Bởi lẽ, đau mắt đỏ có thể được xếp vô nhóm bệnh truyền nhiễm và có nguy cơ lây nhiễm cao.

Một số vấn đề về mắt khác thường gặp ở hamster

Bên cạnh trường hợp hamster bị đau mắt do viêm kết mạc, các bé cũng có thể gặp phải các vấn đề khác về mắt như:

Hamster bị dị vật chui vào mắt

Để kiểm tra xem hamster nhà bạn có đang mắc phải vấn đề này hay không, bạn có thể nhẹ nhàng tách mở mắt của chúng và quan sát thật kĩ xem có phát hiện dị vật hay không. Trong trường hợp phát hiện vật thể lạ là hạt cát hay bụi, bạn có thể dễ dàng xử lý bằng cách dùng bông ngáy tay đã được làm ướt bằng nước ấm và nhẹ nhàng gạt bỏ dị vật ra khỏi mắt của hamster.

Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường nên kiểm tra kĩ tình hình mắt của hamster
Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường nên kiểm tra kĩ tình hình mắt của hamster

Nếu dị vật nằm ở vị trí khó tiếp cận, đừng nên cố gắng lấy chúng ra mà hãy nhanh chóng đưa hamster đến các cơ sở thú y để được hỗ trợ. Các chuyên gia y tế sẽ có các phương pháp loại bỏ dị vật và không làm tổn thương mắt của hamster.

Nhãn cầu mắt của hamster bị lồi ra ngoài

Trong trường hợp quan sát thấy nhãn cầu mắt của hamster bị nhô ra khỏi hốc mắt, chứng tỏ rằng tình trạng bệnh của chúng đã biến chứng thành nhiễm trùng hoặc chấn thương nghiêm trọng, cần ngay lập tức đưa đến bác sĩ thú y để cứu chữa kịp thời.

Một số triệu chứng khác

Hamster bị đau mắt còn có thể kèm theo các triệu chứng như có chất lỏng giống như mủ chảy ra từ mắt, vùng quanh mắt sưng to, viền mắt và vùng da xung quanh chuyển sang màu đỏ ứng, mí mắt khác lạ,… Khi đó, có thể bé hamster nhà bạn đang mắc phải các bệnh lý về mắt, lúc này, hãy xin ý kiến từ các chuyên gia y tế để có phương pháp xử lý kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh vấn đề hamster bị đau mắt bao gồm nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý. Hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe, tâm trạng và biểu hiện của chú chuột của mình để kịp thời phát hiện những bất thường và có biện pháp chữ trị phù hợp nhé. Trong trường hợp có những thắc mắc cần được giải đáp về các vấn đề của thú cưng, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận được sự tư vấn nhanh chóng và nhiệt tâm.

Bài liên quan

Shopee