Bật mí những kỹ thuật nuôi yến hiệu quả bất ngờ

Chia sẻ - kinh nghiệm
1/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh cũng như hộ gia đình ở nước ta chọn nghề nuôi yến lấy tổ tại nhà làm nguồn thu nhập chính bởi nguồn lợi nhuận “khổng lồ” mà công việc này mang lại. Thế nhưng, người nuôi hoàn toàn có thể phải đối mặt với nhiều thử thách và rủi ro nếu như không trang bị đầy đủ kiến thức về các kỹ thuật nuôi yến cũng như thu hoạch yến tại nhà. Nếu bạn cũng quan tâm đến lĩnh vực này, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nắm bắt kỹ thuật nuôi yến để thu lợi nhuận cực cao
Nắm bắt kỹ thuật nuôi yến để thu lợi nhuận cực cao

Kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ chi tiết

Chim yến vốn dĩ đã quen với môi trường hoang dã, chính vì vậy, một trong những điều kiện tiên quyết nhất và người nuôi yến phải nắm chính là tập tính chim yến. Từ đó, tạo ra mô hình nuôi yến gần nhất với môi trường tự nhiên. Để làm được điều đó, người nuôi yến cần nắm những kỹ thuật nuôi yến sau:

Chọn vị trí làm nhà phù hợp

Điều kiện tiên quyết nhất trong kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ trong nhà là nghiên cứu xem lượng chim yến trong khu vực có đủ nhiều hay không. Để mang lại hiệu quả kinh doanh cao, số chim yến lý tưởng nhất là từ 250 con trở lên. Bước này cần những chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xem xét và đánh giá.

Vị trí xây dựng nhà yến kỹ thuật nuôi yến cần phải đáp ứng
Vị trí xây dựng nhà yến kỹ thuật nuôi yến cần phải đáp ứng

Bên cạnh đó, kỹ thuật chọn hướng nhà nuôi yến cũng cần được chú trọng, hướng nhà phải phù hợp với hướng bay chiều về của bầy yến. nhà chim buộc phải nằm trên đường bay của chúng và các lỗ thu chim cũng nên được bố trí hiệu quả nhất.

Chim yến thường sẽ chọn những địa hình đặc thù để làm tổ, điển hình như những hang đá tự nhiên có nhiều khe hở, chỗ bám,… Vì vậy, vị trí làm nhà yến phải là nơi có địa hình vững chắc, có khả năng giữ tổ yến trong thời gian dài, cũng tránh được ảnh hưởng từ các nhân tố môi trường và điều kiện tự nhiên.

Bên cạnh đó, độ cao của nhà yến nên nằm ở vị trí tối thiểu 2.5m, tốt nhất là 3m, đây là độ cao lý tưởng giúp chim tránh được sự tấn công của nhiều kẻ thù tự nhiên, cũng là độ cao phù hợp cho chim con tập bay.

Đặc biệt, hiệu quả nuôi yến sẽ cao hơn nếu nhà chim được đặt ở khu vực gần ao, hồ, sông, đồng,… những nơi có nguồn thức ăn dồi dào cho chim.

Kết cấu trong xây nhà nuôi yến

Một trong những kỹ thuật nuôi yến trong nhà quan trọng nữa chính là về kết cấu của tổ yến. Về phương diện này, mỗi một khu vực, vùng khí hậu sẽ có những tiêu chí xây dựng khác nhau.

  • Nhiệt độ trong nhà yến từ 27 độ C trở lên:
  • Có thể chọn xây phòng thông nhau hoặc có vách ngăn.
  • Diện tích phòng từ 4x4m.
  • Chiều cao tối thiểu là 3m và tối đa là 4m.
  • Tường nên trát xi măng nhám, độ dày rơi vào khoảng 20 – 25cm.
  • Góc nghiêng mái nhà 30 – 40 độ, dùng ngói lợp, ốp ván hoặc bê tông,…
  • Bố trí hệ thống gió cùng hồ nước để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.
Kết cấu bên trong lẫn ngoài nhà yến đều phải phù hợp với khí hậu, nhiệt độ khu vực
Kết cấu bên trong lẫn ngoài nhà yến đều phải phù hợp với khí hậu, nhiệt độ khu vực
  • Nhiệt độ trong nhà yến dưới 27 độ C:
  • Kích thước phòng nuôi tối đa là 4x4m.
  • Độ cao từ 2.5m đến tối đa 3m.
  • Mái nhà dốc, dùng vật liệu tole hoặc amiang.
  • Không cần bố trí hệ thống gió và hồ nước.

Bên cạnh đó, nhà yến nên có tối thiểu là 2 tầng, tránh cho không gian bên trong quá tối và không thông thoáng, chim sẽ không chọn để làm tổ. Ngoài ra, việc thiết kế các phòng cũng nên được đầu tư kỹ càng sao cho giống nhất với môi trường tự nhiên của chim yến.

Độ ẩm trong nhà nuôi yến

Độ ẩm chính là một trong những yếu tố ảnh cần quan tâm trong kỹ thuật nuôi yến. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống và sinh hoạt của loài chim này. Chính vì vậy, các bước thiết kế và xây dựng nhà yến phải luôn đảm bảo được rằng độ ẩm bên trong rơi vào khoảng từ 70 – 85%.

Không chỉ vậy, trong quá trình nuôi yến, bởi sự ảnh hưởng từ các yếu tố khí hậu, thời tiết, cần phải theo dõi và điều chỉnh sao cho độ ẩm luôn nằm ở biên độ này. Nhiệt độ trong nhà yến cũng nên được duy trì ở mức 27 – 29 độ C là lý tưởng nhất. Đây là điều kiện tốt nhất cho chim yến sống và sinh trưởng mà các phương pháp, kỹ thuật nuôi yến yêu cầu.

Kích thước phòng lượn và ánh sáng

Một mô hình nuôi yến lý tưởng không thể thiếu phòng lượn cho chim. Kích thước tối thiểu của phòng lượn là 5x5m và ô thông giữa các tầng có kích thước 4x4m.

Tùy thuộc vào kích thước và quy mô của nhà yến, số lượng bầy đàn cũng như từng giai đoạn nuôi mà sẽ có cách bố trí các lỗ ra vào với số lượng phù hợp. Một số kích thước phổ biến thường thấy là 20x30cm, 40x60cm, 40x80cm,…

Kích thước phòng lượn nhà yến phổ biến nhất
Kích thước phòng lượn nhà yến phổ biến nhất

Điều kiện ánh sáng lý tưởng nhất cho tổ yến là từ 0.02 đến 0.2 lux. Đối với những nhà yến đã đi vào hoạt động được một thời gian nhất định, có thể sử dụng các vách ngăn mềm để điều chỉnh ánh sáng, tạo ra các góc phòng cho yến sinh sản, làm tổ, nuôi dưỡng chim non,…

Giàn khung tổ

Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi yến đạt hiệu quả cao cũng phụ thuộc khá nhiều vào giàn khung tổ. Bởi lẽ, nếu không có giàn khung tổ, chim yến sẽ làm tổ trong các khe hở tường, trần nhà, khiến việc quản lý và thu hoạch khó khăn, sản lượng thấp.

Vật liệu dùng làm giàn khu cho tổ yến phải là thanh khung có độ mềm vừa đủ để yến có thể dễ dàng bám lên, dễ thấm hút nước bên cạnh đó cũng sẽ đẩy nhanh quá trình khô của nước miếng yến kể cả khi nhiệt độ thay đổi.

Giàn khung tổ truyền thống tiêu chuẩn trong nhà yến
Giàn khung tổ truyền thống tiêu chuẩn trong nhà yến

Ngoài ra, bề mặt các thanh khung cũng phải sạch và nhẵn giúp chim yến dễ bám tổ. Tốt nhất nên sử dụng thanh khung không chứa dầu, mùi đặc trưng cũng như màu sắc quá rực rỡ.

Độ dày lý tưởng nhất của thanh khung gỗ là 3cm, bề rộng 15cm (đối với nhà yến có nhiệt độ từ 27 độ C trở lên) và 20cm (đối với nhà yến có nhiệt độ dưới 27 độ C). Nếu kích thước thanh gỗ nhỏ hơn số liệu kể trên, chim yến sẽ đặt ức lên trên vành cổ khiển tổ yến bị dính lông.

Kỹ thuật nuôi yến lấy tổ có 2 lựa chọn cho về hệ thống giàn khung tổ như sau:

  • Cách truyền thống: Dùng đinh vít hoặc bu-lông gắn thanh khung sát vào trần nhà. Thanh khung phải được cố định thật thẳng và chắc chắn vì chim yến không thích những khe hở hay các bề mặt lung lay, không chắc chắn.
  • Cách hiện đại: Dàn khung sẽ được bố trí thành hệ thống ma trận (cả khung ngang và khung dọc có kích thước khoảng 30x100cm).

Âm thanh dụ yến

Kỹ thuật nuôi yến để kinh doanh đòi hỏi các hộ gia đình và đơn vị trang bị các thiết bị âm thanh phục vụ cho việc dẫn dụ chim yến. Các thiết bị này sẽ phát ra những âm thanh đặc biệt, có sức hút với loài chim yến, dẫn chim vào nhà yến làm tổ thành công.

Mỗi một khu vực, địa hình, môi trường cũng sẽ phù hợp với các âm thanh thu hút chim yến khác nhau. Điều này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và lựa chọn thật cẩn thận về các thiết bị cần thiết. Thậm chí, bạn có thể sẽ cần phải thử nghiệm khá nhiều lần để tìm ra âm thanh phù hợp nhất cho hệ thống nhà yến của mình.

Bạn có thể tham khảo qua một số cái tên như: Super 208, SuperBabyKing, Super Intan, Black Cloud, Baby Kin,..

Kỹ thuật nuôi yến sinh sản

Quan trọng nhất trong số những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và sản lượng của hệ thống nhà yến chính là kỹ thuật nuôi yến sinh sản. Điều này buộc người nuôi phải nắm rõ toàn bộ những kiến thức liên quan đến tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản của chim yến.

Chim yến là loài sinh sản theo mùa, vì thế, quá trình nuôi yến lấy tổ sẽ bắt đầu vào khoảng giữa tháng 1, khi chim bắt đầu xây tổ. Cho đến khoảng giữa và cuối tháng 3, chim mái bắt đầu đẻ trứng. Chim đực sẽ cùng chim mái ấp trứng và chăm sóc chim non, có thể nói rằng các sinh hoạt trong một quần thể chim yến tương đối ổn định.

Chim yến sinh sản theo mùa, chu kì 3 - 4 lần/năm
Chim yến sinh sản theo mùa, chu kì 3 – 4 lần/năm

Khi chim yến non được 8 – 10 tháng tuổi, chúng trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng vào mùa sinh sản tiếp theo.

Quá trình nuôi yến tại nhà sẽ bắt đầu từ khoảng thời gian chim bắt đầu xây tổ trong khoảng 30 – 80 ngày, sau đó, chúng sẽ giao phối và đẻ trứng trong 5 – 8 ngày. Tiếp theo, thời kỳ ấp trứng sẽ kéo dài trong khoảng 23 – 30 ngày ngay sau. Nếu tính từ lúc chim non có thể tự bay khỏi tổ, thời gian có thể thu hoạch tổ yến sẽ rơi vào khoảng trên dưới 40 ngày.

Khi yến vào nhà làm tổ, trung bình mỗi cặp chim sẽ đẻ trứng khoảng 3 lần trong vòng 1 năm (chu kỳ sinh sản từ 3 – 4 tháng).

Cách nuôi chim yến phòng bệnh

Kỹ thuật nuôi yến phòng bệnh cũng là vấn đề được nhiều hộ chăn nuôi quan tâm. Một trong số những lo ngại lớn của những người có ý định nuôi yến chính là dịch bệnh, cụ thể là dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, tính đến hiện nay, các Nhà khoa học vẫn chưa ghi nhận được bất kì trường hợp chim yến nhiễm cúm gia cầm trên Thế giới.

Một trong số những nguyên nhân có thể là bởi tập tính sinh sống ở độ cao nhất định, khó có cơ hội tiếp xúc với các nguồn bệnh. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về các nguy cơ chim yến mắc phải dịch cúm gia cầm.

Tập tính sống trên cao giúp chim yến tránh được nhiều mầm bệnh
Tập tính sống trên cao giúp chim yến tránh được nhiều mầm bệnh

Tuy nhiên, chim yến đôi khi vẫn có thể mắc phải một số vấn đề về sức khỏe như chân bị đỏ và sưng. Ngoài nguyên nhân do yếu tố di truyền, điều này còn có thể được lý giải rằng do chim lười vận động. Bên cạnh đó, sự tấn công của một số côn trùng như ve, mạt, rệp,… cũng sẽ khiến chim yến uể oải, luôn mệt mỏi và dần cạn kiệt dinh dưỡng.

Vì vậy, hãy luôn giữ cho khu vực nhà yến sạch sẽ, thông thoáng và chọn độ cao phù hợp. Ngoài ra, một số kẻ thù tự nhiên của chim yến như chuột, kiến, gián, dơi,.. đều có thể tấn công, làm hại chim yến, trứng và cả chim non. Người nuôi yến nên theo sát, thường xuyên kiểm tra cũng như có các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ cho tổ yến.

Cuối cùng,  người nuôi yến cũng nên lưu ý rằng chim yến khá nhạy cảm với các tác động bên ngoài môi trường. Vì thế, nếu chim yến bị vết thương, chảy máu, bạn cần nhanh chóng cầm máu và xử lý thật cẩn thận.

Cách lấy tổ yến như thế nào?

Ngoài việc nắm rõ các quy trình, kỹ thuật nuôi yến, thu hoạch tổ yến đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh của các đơn vị và hộ gia đình. Cụ thể, nếu việc thu hoạch diễn ra không đúng thời điểm sẽ khiến chất lượng tổ yến không được đảm bảo, đồng thời năng suất cũng sẽ không đạt hiệu quả cao.

Thu hoạch tổ yến phải được tiến hành vào thời điểm thích hợp
Thu hoạch tổ yến phải được tiến hành vào thời điểm thích hợp

Thông thường, có 3 thời điểm phù hợp để thu hoạch trong năm, bao gồm:

Trước khi chim yến đẻ trứng

Đây là thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch, cũng chính là thời điểm mà tổ yến sạch sẽ nhất, không bị lẫn lông và phân chim, bụi bẩn,… Tổ yến thu hoạch lúc này cũng sẽ mang đến lợi nhuận cao nhất nhờ tiết kiệm được các chi phí và thời gian xử lý. Ngay sau khi chim yến phát hiện mất tổ sẽ lập tức tiến hành xây lại tổ mới.

Tuy nhiên, việc lấy tổ yến ở thời điểm này cũng mang đến một số hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe của chim yến khi chúng phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là khi chim mái đã đã gần đến ngày đẻ trứng.

Bên cạnh đó, trọng lượng tổ yến ở thời điểm này sẽ tương đối nhẹ vì chỉ chứa lượng ít nước dãi của chim yến.

Khi yến đẻ 2 trứng

Thời điểm thu hoạch tổ yến tiếp theo là khi chim mái đã đẻ được 2 trứng. Vì sao lại là 2 trứng mà không phải là 1 trứng? Thực tế, theo những kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi yến nếu thu hoạch tổ yến khi chim mái chỉ mới đẻ được 1 trứng sẽ gây ra những tác hại không nhỏ cho yến mẹ.

Có thể thu hạch tổ yến khi yến mẹ đẻ được 2 trứng
Có thể thu hạch tổ yến khi yến mẹ đẻ được 2 trứng

Tổ yến ở thời điểm này sẽ sở hữu nhiều ưu điểm như hoàn thiện hơn về cấu trúc, tổ dày hơn và chất lượng cũng cao hơn. tuy nhiên, thời điểm thu hoạch này vẫn tồn tại nhược điểm là sẽ khiến số lượng bầy yến trong nhà giảm đi đáng kể vì chim yến non sẽ không thể nở ra.

Sau khi chim non rời tổ

Cuối cùng chính là khi mà chim yến non đã sẵn sàng rời tổ. Thu hoạch vào thời điểm này, số lượng cá thể trong tổ yến sẽ tăng lên bởi chim non rời tổ sẽ bắt đầu tiến hành xây tổ mới trong nhà yến.

Thế nhưng, tổ yến vào thời điểm này sẽ lẫn nhiều bụi bẩn, tạp chất như lông chim, phân,… Điều này buộc người nuôi phải qua nhiều công đoạn để xử lý tổ yến, từ đó, giá trị dinh dưỡng cũng sẽ mất đi ít nhiều.

Nắm được lợi và hại của các thời điểm này, người nuôi yến sẽ cân nhắc và lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp sao cho vẫn đảm bảo được sức khỏe, sinh hoạt bình thường của tổ yến, vừa nâng cao sản lượng, chất lượng cũng như lợi nhuận kinh doanh.

Mua giống chim yến ở đâu?

Ngoài các kỹ thuật nuôi yến, một số người cũng thắc mắc rằng phải tìm mua giống chim yến ở đâu. Tuy nhiên, khác với các loài khác, kinh doanh tổ yến tại nhà không cần phải tìm mua chim giống.

Tất cả những gì bạn cần làm chính là xây dựng nhà yến sao cho đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về kỹ thuật và các yếu tố môi trường sống thì chim yến sẽ tự tìm đến nhà yến của bạn.

Chim yến không cần mua con giống mà sẽ tự bay vào nhà yến làm tổ
Chim yến không cần mua con giống mà sẽ tự bay vào nhà yến làm tổ

Mua thức ăn cho chim yến ở đâu?

Không chỉ có vậy, người nuôi yến cũng không cần phải tìm mua thức ăn cho chim yến. Chim yến hoàn toàn có khả năng tự kiếm thức ăn ngoài tự nhiên để bổ sung dinh dưỡng và nuôi chim non.

Thế nhưng, bạn cũng có thể cung cấp thêm nguồn thức ăn cho bầy yến bằng cách trồng thêm nhiều loại cây thu hút côn trùng như cây sung, keo dậu, vả,… xung quanh khu vực sinh sống của yến.

Chi phí đầu tư và vận hành nhà yến có lớn không?

Hiển nhiên, với lợi nhuận khổng lồ có thể kiếm được từ công việc kinh doanh tổ yến tại nhà, chi phí đầu tư ban đầu không thể là con số nhỏ. Bước đầu, hộ gia đình hay đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị chi phí cho 2 khoản tiền chính, bao gồm: chi phí xây dựng phần thô và chi phí cho các thiết bị công nghệ. Tính riêng các khoản phí này đã tương đương với việc sở hữu một căn nhà với đủ các tiêu chuẩn nhà phố.

Bên cạnh đó, vẫn cần thêm một khoản chi phí phát sinh cho các vấn đề như nhân công, tiền điện nước,… Tuy nhiên, so với các chi phí đầu tư kể trên, phần phí này quả thật không đáng kể.

Chi phí đầu tư nhà nuôi yến có thể là con số khổng lồ
Chi phí đầu tư nhà nuôi yến có thể là con số khổng lồ

Lời kết

Đó chính là những thông tin cơ bản nhất về kỹ thuật nuôi yến mà bất kỳ người mới bắt đầu nào cũng nên biết. Ngoài ra, sẽ có hàng loạt những công nghệ, phương pháp được đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân và người đi trước trong quá trình thực hiện và bạn cần để tâm. Vì thế, tốt nhất hay trang bị cho mình thật đầy đủ những kiến thức cần thiết để tránh được những rủi ro thường gặp khi kinh doanh tổ yến nhé!

Bài liên quan

Shopee