Soc-Pet
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
Soc-Pet
No Result
View All Result
Home Chó

Bệnh parvo ở chó là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

14 Tháng Mười Hai, 2022
in Chó
Đánh giá post

Bệnh parvo ở chó được xem là án tử dành cho cún cưng. Các giai đoạn của căn bệnh này phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể khiến bệnh chuyển biến nặng. Vậy biểu hiện chó bị parvo là gì? Nguyên nhân và kinh nghiệm chữa chó bị parvo như thế nào? Hãy cùng Soc-pet tìm hiểu thật kỹ căn bệnh này trong bài viết sau.

Nội dung

  • Bệnh parvo ở chó là gì?
  • Bệnh parvo ở chó kéo dài bao lâu?
  • Biểu hiện chó bị parvo
    • Dạng đường ruột
    • Dạng viêm cơ tim
    • Dạng viêm ruột kép
  • Nguyên nhân gây bệnh parvo ở chó
  • Chó bị parvo tỷ lệ sống bao nhiêu?
  • Kinh nghiệm chữa chó bị parvo
  • Giải pháp phòng ngừa chó bị parvo virus
  • 1 chú có thể bị mắc bệnh parvo 2 lần không?
  • Bệnh parvo ở chó có lây sang người không?
  • Lời kết

Bệnh parvo ở chó là gì?

Bệnh parvo do virus Canine Parvovirus (CPV) gây nên. Đây là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm và có thể khiến cún cưng của bạn tử vong.

Trong những năm qua, bệnh parvo ở chó đột biến thành 3 chủng: CPV-2a, CPV-2b và CPV-2c. Trong đó, CPV-2b là chủng phổ biến nhất với khả năng lây lan nhanh và gây tử vong cao.

Parvo là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở chó
Parvo là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở chó

Bệnh parvo ở chó kéo dài bao lâu?

Chó bị nhiễm virus parvo thường có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Trong thời gian này, chúng có thể làm lây nhiễm virus ra ngoài môi trường và vật dụng xung quanh, từ đó làm tăng khả năng truyền nhiễm.

Khi được đưa đến bệnh viện kịp thời, cún cần tối đa 10 ngày để loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng đã âm tính với parvo virus, bạn cũng không nên buông lỏng cảnh giác. Loại virus này có khả năng tồn tại rất lâu trong không khí. Virus có thể tồn tại ít nhất trong 1 tháng đối với môi trường trong nhà và lên đến một năm ở môi trường ngoài trời.

Bệnh parvo ở chó kéo dài bao lâu?
Bệnh parvo ở chó kéo dài bao lâu?

Biểu hiện chó bị parvo

Có 3 dạng biểu hiện khác nhau của bệnh parvo ở chó mà người nuôi cần chú ý, bao gồm: dạng đường ruột, dạng viêm cơ tim và dạng viêm ruột kép.

Dạng đường ruột

Dạng bệnh này xuất hiện ở hầu hết các bé cún từ 5 – 10 tuổi với các biểu hiện:

  • Chó có thể bị sốt cho tới khi có biểu hiện lâm sàng.
  • Trạng thái ủ rũ, biếng ăn, nôn mửa.
  • Có dấu hiệu tiêu chảy, phân màu hồng, chất keo nhầy, mùi khắm đặc trưng.
  • Hốc mắt sâu do trũng nước, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Dễ bị nhiễm trùng.
Đây là dạng bệnh parvo thường thấy
Đây là dạng bệnh parvo thường thấy

Dạng viêm cơ tim

Đây là dạng bệnh parvo ở chó nguy hiểm và khó phát hiện nhất, thường xảy ra ở những bé cún từ 4 – 8 tuổi. Khi mắc dạng bệnh này, chó có thể suy tim, xuất huyết mà chết khi chưa có dấu hiệu bệnh. Để giúp cho kéo dài sự sống, bạn cần chú ý các biểu hiện sau:

  • Thiếu máu nặng.
  • Niêm mạc thâm tím.
  • Khó thở.
  • Kêu la quằn quại.

Dạng viêm ruột kép

Biểu hiện chó bị parvo dạng viêm ruột kép là sự kết hợp của cả hai dạng bệnh phía trên. Chó sẽ chết trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy nặng.
  • Thiếu máu nặng.
  • Phù phổi sốc tim.
  • Mất cân bằng điện phổi.
  • Dễ bị nhiễm các loại virus khác.

Nguyên nhân gây bệnh parvo ở chó

Có rất nhiều nguyên nhân bệnh parvo. Nhưng nhìn chung vẫn là do tiếp xúc với chó mang nguồn bệnh hoặc với phân chó có chứa parvo virus.

Tại sao bệnh parvo ở chó có thể thể lây qua phần? Theo nghiên cứu, virus parvo có thể tồn tại trong phân chó đến 90 ngày. Trường hợp chó bị parvo càng nặng thì lượng virus trong phân càng nhiều. Chỉ cần đồng loại đánh hơi phải cũng có thể bị nhiễm bệnh. Do đó trước khi phát bệnh, bạn cần tập cho chó cưng thói quen đi đúng chỗ để khi phát bệnh sẽ dễ xử lý hơn.

Ngoài ra, virus parvo còn có thể lây qua đất cát, giày dép. Chúng có khả năng chống chịu với mọi sự thay đổi của thời tiết và các loại chế phẩm làm sạch.

Chó bị bệnh parvo do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh
Chó bị bệnh parvo do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh

Chó bị parvo tỷ lệ sống bao nhiêu?

Đa số chó khi được phát hiện và đưa đến bệnh viện chữa trị đều đã nhiễm bệnh từ trước. Điều này khiến nguy cơ tử vong của chúng tăng lên đáng kể. Thông thường, cho sẽ chết trong vòng 48 – 72 giờ kể từ thời điểm phát bệnh. Chó bị parvo giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong là 90 – 100%.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống của chúng có thể đạt từ 68 – 92%. Thời gian điều trị cho chúng mất từ 7 – 10 ngày tùy theo từng mức độ bệnh.

Kinh nghiệm chữa chó bị parvo

Parvo là một trong những loại bệnh nguy hiểm cho chó do có khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, ngay khi phát hiện biểu hiện chó bị parvo, bạn cần đưa thú cưng của mình đến các bệnh viện thú y gần nhất. Các bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ làm tăng miễn dịch, giảm triệu chứng. Việc có thể sống sót hay không còn phụ thuộc vào cơ thể và hệ miễn dịch của cún.

Trong trường hợp bạn không thể đưa cún cưng tới cơ sở thú ý, bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh parvo ở chó tại nhà như sau:

  • Cho chó ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung nước và vitamin dinh dưỡng cho bé.
  • Không cho chúng sử dụng thuốc kháng viêm.
  • Không ép ăn, cách ly chúng ở khu vực riêng để tránh lây lan.
  • Khi chó có dấu hiệu tiêu chảy nhiều thì nên bắt đầu truyền nước muối cho chúng.

Ngoài ra, một số người đã chia sẻ cách chữa bệnh parvo ở chó tại nhà bằng lá khỉ và lá nhọ nồi. Theo dân gian, hai loại lá này có công dụng cầm máu, giúp cún cưng không bị mất máu và chữa lành vết thương ở ruột rất tốt

Kinh nghiệm chữa chó bị parvo
Kinh nghiệm chữa chó bị parvo

Giải pháp phòng ngừa chó bị parvo virus

Vì là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nên bạn cần có các biện pháp phòng ngừa hợp lý, hạn chế việc chó mắc bệnh ở mức thấp nhất.

  • Tiêm vắc xin: Cần tiêm phòng đầy đủ và lặp lại các mũi vắc xin phòng parvo virus trong những tháng đầu. Khả năng miễn dịch tự nhiên ở cún có thể cản trở quá trình hình thành miễn dịch. Do đó, cần lặp lại các mũi vắc xin để tăng tỷ lệ chống chọi với virus.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho thú cưng. Khử trùng sạch sẽ nơi ở của chúng để phòng chống mầm bệnh.
  • Hạn chế đưa cún cưng đến nơi đông đúc: Đây là những nơi tập chung nhiều thú cưng, có thể gồm những chú chó có chứa mầm bệnh nên tỷ lệ lây nhiễm cao.
  • Không để cún tiếp xúc với phân của các chú chó khác: Cần nhanh chóng xử lý chất thải kịp thời để hạn chế nguy cơ virus phát tán.
Tiêm phòng cho chó là giải pháp phòng bệnh hiệu quả
Tiêm phòng cho chó là giải pháp phòng bệnh hiệu quả

1 chú có thể bị mắc bệnh parvo 2 lần không?

Khi một chú chó bị mắc bệnh parvo và được điều trị khỏi bệnh, cơ thể chúng sẽ tự hình thành kháng thể để chống lại bệnh. Kháng thể này có thể tồn tại trong cơ thể chó trong nhiều năm. Chính vì vậy, khả năng một chú chó mắc bệnh parvo 2 lần là không cao.

Bệnh parvo ở chó có lây sang người không?

Thấy được sự nguy hiểm của loại bệnh này khiến cho nhiều người nuôi không khỏi thắc mắc bệnh parvo ở chó có lây sang người không. Câu trả lời là KHÔNG! Trên thực tế, phiên bản virus parvo trên người là một chủng hoàn toàn khác và không hề gây nguy hiểm cho tính mạng của chúng ta. Như vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm rồi nhé!

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh parvo ở chó mà bài viết đã tổng hợp và gửi tới bạn. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Việc duy nhất mà bạn có thể bảo vệ chú cún cưng của mình là tiêm phòng đầy đủ và giữ gìn môi trường sống sạch sẽ. Đừng để căn bệnh này cướp đi chú chó thân yêu của mình.

> Tham khảo:

  • Chó không nên ăn gì? Tổng hợp các loại thực phẩm không nên cho chó ăn
  • Mách bạn 5 cách trị ve chó đơn giản, tận gốc tại nhà
  • Chó nôn ra bọt trắng bị làm sao? Nguyên nhân và cách chữa trị

Bài liên quan

Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Một, 2023
Tìm hiểu về tính cách của chó săn báo Mỹ (American Leopard Hound)

Tìm hiểu về tính cách của chó săn báo Mỹ (American Leopard Hound)

8 Tháng Một, 2023
Cách chăm sóc chó Alaska Husky cho người mới bắt đầu

Cách chăm sóc chó Alaska Husky cho người mới bắt đầu

31 Tháng Mười Hai, 2022
Khám phá những điều thú vị về loài chó Aussiedoodle

Khám phá những điều thú vị về loài chó Aussiedoodle

23 Tháng Mười Hai, 2022
Tìm hiểu về các đặc điểm, tính cách của loài chó Appenzeller

Tìm hiểu về các đặc điểm, tính cách của loài chó Appenzeller

14 Tháng Mười Hai, 2022
Những đặc điểm thú vị của loài chó Aussiedor

Những đặc điểm thú vị của loài chó Aussiedor

13 Tháng Mười Hai, 2022
Next Post
Mèo Somali: Chúng đến từ đâu và những gì bạn cần biết

Mèo Somali: Chúng đến từ đâu và những gì bạn cần biết

10 loài động vật ăn cỏ

10 loài động vật ăn cỏ

11 loài cá mập đã tuyệt chủng

11 loài cá mập đã tuyệt chủng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Royal Canin là thương hiệu thức ăn cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay

[Review] TOP 13+ Loại Hạt Royal Canin tốt nhất hiện nay

29 Tháng Một, 2023
Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

8 Tháng Một, 2023
Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Một, 2023
Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông của Mỹ (American Hairless Terrier)

Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông Mỹ (American Hairless Terrier)

8 Tháng Một, 2023

Quan tâm nhiều

  • Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    634 shares
    Share 254 Tweet 159
  • Chim lợn và cú mèo có phải là một không? So sánh chi tiết

    333 shares
    Share 133 Tweet 83
  • Có nên nuôi kỳ nhông cảnh? Cách nuôi kỳ nhông trong nhà đúng CHUẨN

    640 shares
    Share 256 Tweet 160
  • Hamster bị đau mắt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    93 shares
    Share 37 Tweet 23
  • 4 cách phân biệt bồ câu trống mái đơn giản, chính xác 100%

    252 shares
    Share 101 Tweet 63
Soc-Pet

Soc-pet.com là website cung cấp những thông tin thú vị về các loài động vật trên trái đất. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới động vật muôn màu muôn vẻ.

Các loài động vật

  • Bò
  • Cá
  • Chim
  • Chó
  • Chuột
  • Mèo
  • Ngựa
  • Rắn

Thông tin

  • Chia sẻ – kinh nghiệm
  • Đồ dùng cho Pet

Liên hệ hợp tác

Email: socpet.info@gmail.com

Hotline: 089 8856 583

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Shopee