Con cà cuống là gì? Kỹ thuật nuôi cà cuống tại nhà

Động vật khác
Đánh giá post

Cà cuống là loài côn trùng không chỉ tốt cho sức khỏe con người mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy con cà cuống là gì? Mô hình kỹ thuật nuôi cà cuống nào mang lại hiệu quả cao nhất? Soc-pet sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Con cà cuống là gì?

Trước khi tìm hiểu mô hình kỹ thuật nuôi cà cuống, hãy cùng chúng tôi xem đặc điểm của loại côn trùng này nhé. Cà cuống (Lethocerus Indicus) thuộc loài Belostomatidae và được biết đến với nhiều tên gọi như “đà cuống”, “long sắt”. Loài côn trùng này có kích thước rất lớn với chiều dài từ 7 – 12cm. Trong đó, bộ phận tiêu hóa của chúng đã dài đến 5cm.

Cà cuống có đôi mắt to, lồi hẳn ra bên ngoài và có 6 cái chân chắc khỏe. Chúng không có miệng mà chỉ hút thức ăn qua một cái vòi nhỏ. Chúng thường sống ở các vùng ao, hồ, đầm lầy, sông suối, ruộng đồng hoặc các khu vực đất cát xung quanh đó.

Tại nước ta, cà cuống xuất hiện nhiều tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, do môi trường ngày càng ô nhiễm nên cà cuống ngày càng hiếm thấy.

Con cà cuống là gì?
Con cà cuống là gì?

Con cà cuống có ăn được không? Tác dụng của cà cuống

Cà cuống vốn là vật cống dâng cho vua ở các triều đại phong kiến. Theo Đông y, loại côn trùng này có tính bình, không độc, có vị ngọt nên thường được dùng để điều chế các loại thuốc bổ thận, tráng dương cùng một số loại thuốc điều trị bệnh tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thịt và trứng của cà cuống có chứa nhiều Lipid, Protein và Vitamin. Đây đều là những chất cần thiết để bồi bổ và phục hồi sức khỏe của chúng ta.

Hiện nay, cà cuống còn được dùng để điều chế tinh dầu thơm. Tinh dầu được điều chế từ cà cuống có mùi thơm thoang thoảng mùi quế và chứa một hợp chất tên Hexanol Acetat. Hợp chất này có tác dụng kích thích thần kinh, làm hưng phấn và tăng cường khả năng quan hệ nếu được dùng ở liều lượng phù hợp.

Con cà cuống có ăn được không?
Con cà cuống có ăn được không?

Mô hình kỹ thuật nuôi cà cuống tại nhà

Số lượng cà cuống ngoài tự nhiên hiện nay còn rất ít, không đủ phục vụ nhu cầu của thị trường. Điều này khiến giá cà cuống nuôi ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, nếu bạn nắm vững kỹ thuật nuôi cà cuống tại nhà thì việc làm giàu từ loại côn trùng này rất đơn giản.

Chọn con giống

Khi chọn con giống, bạn nên chọn những con cà cuống có 6 chân dài và khỏe. Phần bụng có lông mịn, màu vàng nhạt. Phía trên lưng có một bộ cánh mỏng, nửa cứng nửa mềm.

Ngoài ra, bạn cần biết cách phân biệt cà cuống đực và cà cuống cái để cân bằng số lượng giống. Cà cuống đực có hai bọng ống nhỏ ngay gần phía ngực. Mỗi bọng dài và rộng khoảng 2 – 3cm, có màu trắng và chứa một chất thơm gọi là tinh dầu cà cuống. Trong khi đó, hai ống tinh dầu này không xuất hiện trên người cà cuống cái.

Cần chọn con giống có chân dài, chắc khỏe
Cần chọn con giống có chân dài, chắc khỏe

Chuẩn bị thức ăn

Cà cuống là loài ăn thịt và rất háu ăn. Chúng thường ăn các loài động vật nhỏ và côn trùng như tôm tép, cá nhỏ, nhái, dế, châu chấu, nòng nọc, cào cào,…

Thức ăn cho cà cuống phải có kích thước bằng một nửa hoặc bằng cà cuống. Không nên để chúng ăn thức ăn quá nhỏ hoặc quá lớn. Trong kỹ thuật nuôi cà cuống đúng chuẩn thì thức ăn cho chúng phải tươi sống. Tuyệt đối không được cho cà cuống ăn động vật, côn trùng bị ươn hoặc đã chết.

Làm bể nuôi

Để loài côn trùng này phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao thì mô hình nuôi cà cuống trong bể cần được đặc biệt lưu ý. Một bể nuôi cà cuống có kích thước lý tưởng là 0,8×0,4×0,4 (cm). Mật độ cà cuống phù hợp nhất là 50 con/bể.

Trong bể cần trồng một số loại cây thủy sinh như bèo, rau dừa, rau cần trôi, rong mái chèo,… Cần rải dưới nền bể một lớp cát, một lớp sỏi và một lớp phân bón để tạo môi trường sống thuận lợi cho cà cuống.

Bạn hãy để nước trong bể tuần hoàn nhẹ nhàng, giúp phần nền không bị xới tung lên gây đục nước. Tốt nhất bạn hãy thiết kế bộ phận lọc nước để đảm bảo nước trong bể luôn trong sạch và cung cấp đủ oxy cho cà cuống. Ngoài ra, trên bề mặt bể phải có nắp đậy bằng lưới lỗ nhỏ để tránh cà cuống bay ra ngoài.

Mô hình nuôi cà cuống trong bể thường được áp dụng
Mô hình nuôi cà cuống trong bể thường được áp dụng

Kỹ thuật nuôi cà cuống sinh sản

Thời gian sinh sản của cà cuống là từ tháng 5 đến tháng 8 Dương lịch. Chúng đẻ trứng thành ổ bao quanh cây thủy sinh, mỗi ổ có kích thước khoảng 2,5 – 0,8cm và chứa từ 70 – 150 trứng. Trứng cà cuống có hình bầu dục, màu vàng trắng mờ và có kích cỡ khoảng 0,35mm.

Trứng phát triển trong khoảng 10 ngày. Thời gian từ khi nở cho đến khi trưởng thành hoàn toàn là 40 ngày. Trứng sẽ nở thành ấu trùng, trải qua 5 lần lột xác để phát triển thành một con cà cuống trưởng thành.

Cà cuống cái sau khi đẻ xong sẽ bay tà tà trên mặt nước hoặc bám vào cây thủy sinh. Trong khi đó, cà cuống đực sẽ quạt khí cho trứng nở. Vào thời gian này, những con cái khác sẽ tìm đến ghép đôi cùng con đực và tìm cách phá hủy trứng của con khác để thay thế bằng trứng của mình. Chính vì vậy, bạn cần tách những con cà cuống cái sang một bể khác.

Kỹ thuật nuôi cà cuống trong mùa sinh sản
Kỹ thuật nuôi cà cuống trong mùa sinh sản

Các món ngon từ con cà cuống

Từ xa xưa, cà cuống vốn được xem là đặc sản tại nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Nếu muốn thưởng thức hương vị của loài côn trùng này, bạn có thể thử làm một số món ăn sau:

Cà cuống chiên giòn

Món ăn này có vị giòn, ngọt và thoang thoảng mùi quế. Để thực hiện món cà cuống chiên giòn, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Ngâm cà cuống trong nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất bám trên người chúng.
  • Ướp cà cuống cùng nước mắm và ớt bột để tăng hương vị cho món ăn.
  • Cho dầu vào chảo, đun sôi rồi thả cà cuống vào chiên cho đến khi toàn thân chúng chuyển màu vàng giòn.
Món cà cuống chiên giòn nổi tiếng
Món cà cuống chiên giòn nổi tiếng

Nước mắm cà cuống

Cà cuống còn là nguyên liệu để chế biến ra các loại nước mắm hảo hạng. Nước mắm cà cuống khá đắt, tuy vậy bạn vẫn có thể tự làm loại nước mắm này ngay tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 2 con cà cuống đực, 1 chai nước mắm ngon cùng các loại gia vị như tỏi, ớt, đường, chanh, mì chính.
  • Rửa sạch cà cuống bằng nước muối, sau đó bỏ đầu, ruột và đuôi.
  • Nướng chín vàng cà cuống, sau đó giã nhuyễn ra nước, lọc bỏ xác và chỉ giữ lại phần nước.
  • Hòa nước cốt cà cuống thu nước cùng tỏi, chanh, ớt, đường, mì chính và phần nước mắm đã chuẩn bị từ trước.
Nước mắm cà cuống có hương vị thơm ngon, đậm đà
Nước mắm cà cuống có hương vị thơm ngon, đậm đà

Bánh cuốn nước mắm cà cuống

Đây là đặc sản nổi tiếng ở khu vực phía Bắc nước ta. Bánh cuốn cà cuống có vị bùi bùi của bánh, mùi thơm của hành khô và hương vị đặc trưng của nước mắm cà cuống. Chắc chắn món ăn này khiến bạn bùng nổ vị giác ngay từ miếng đầu tiên.

  • Đầu tiên, bạn hãy pha nước mắm cà cuống theo công thức như trên.
  • Tiếp theo, tiến hành tráng bánh. Hòa bột gạo, bột năng và nước thành một hỗn hợp sền sệt rồi đổ bánh trên nồi chuyên dụng. Mỗi chiếc bánh bạn chỉ cần hấp 30 giây là đủ. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua bánh đã được tráng sẵn.
  • Chấm một miếng bánh cuốn vào nước chấm, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt so với loại nước mắm thông thường.

Giá cà cuống bao nhiêu tiền một con?

Tùy theo số lượng và thời điểm mua mà giá cà cuống có sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể:

  • Giá cà cuống giống: Dao động từ 35.000 – 50.000 đồng/con. Mua càng nhiều cà cuống thì mức giá càng rẻ. Tham khảo thật kỹ cách chọn con giống trong phần kỹ thuật nuôi cà cuống đã được bài viết đề cập chi tiết ở trên.
  • Giá cà cuống thịt: Dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/con. Giá một ký cà cuống thịt (khoảng 100 con) vào khoảng 300.000 – 350.000 đồng.
  • Giá nước mắm cà cuống: Giá nước mắm cà cuống dao động khoảng 400.000 – 450.000 đồng/chai 550ml gồm có 7 con. Mặc dù có giá thành đắt đỏ nhưng nhiều người vẫn tìm mua loại nước mắm này nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà của nó.
  • Giá tinh dầu cà cuống: Một con cà cuống chỉ chứa khoảng 0,02ml tinh dầu nên giá thành của sản phẩm này rất cao, khoảng 240.000 đồng cho một chai tinh dầu 10ml.
Giá bán cà cuống khá cao
Giá bán cà cuống khá cao

Mua, bán cà cuống ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?

Nhờ đem đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người nên cà cuống rất được ưa chuộng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Để mua cà cuống giống, bạn có thể tìm đến các trang trại giống uy tín tại các tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc. Nếu muốn mua tinh dầu cà cuống, bạn hãy đến các cửa hàng chuyên dụng tại TPHCM và Hà Nội để có thể tìm được thành phần phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông về cà cuống mà bài viết muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được con cà cuống là gì, kỹ thuật nuôi cà cuống thế nào là tốt nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên truy cập Soc-pet.com để tìm hiểu thông tin thú vị của nhiều loài động vật khác nhé!

Bài liên quan

Shopee