Chuột cống không chỉ phá hoại đồ đạc, mùa màng mà còn mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người. Nếu gia đình bạn đang đối mặt với lũ gặm nhấm đáng ghét này thì hãy cùng Soc-pet tham khảo cách bẫy chuột đơn giản mà hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin đôi nét về chuột cống
Hãy cùng bài viết tìm hiểu đôi nét về loài gặm nhấm này để đưa ra cách bẫy chuột cống trong nhà hiệu quả nhất. Chuột cống là loài gặm nhấm thuộc chi Rattus. Chúng có phần đầu và mõm rất nhọn, 2 chiếc răng cửa to dài cùng đôi tai lớn luôn vểnh lên trên.
Loài chuột này có thể ăn mọi thứ, từ lúa gạo, thóc, đồ ăn thừa đến các loại rau củ. Chính vì điều này mà cơ thể của chúng mang rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Môi trường sống của chuột cống thường là cống rãnh, bãi rác hoặc trên các đồng lúa. Chúng có tính bầy đàn cao nên thường sống theo bầy với khoảng 10 cá thể trở lên.

10 cách bẫy chuột cống trong nhà cực hiệu quả
Có rất nhiều cách diệt chuột cống đơn giản mà hiệu quả để bạn áp dụng hay tại nhà. Dưới đây là 10 cách bẫy chuột mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
1. Dùng bẫy chuột truyền thống
Đây là cách bẫy chuột đơn giản mà hiệu quả đã được áp dụng từ xưa đến nay. Theo đó, bạn có thể dùng kẹp nhỏ hoặc bẫy truyền thống để bắt gọn chuột. Sau khi chuột sa bẫy, chúng sẽ chết ngay lập tức.
Cách diệt chuột cống này khá an toàn, đơn giản và cực hiệu quả. Bạn chỉ cần một miếng mồi nhỏ để dụ chúng vào bẫy là được.

2. Sử dụng bẫy điện để diệt chuột cống trong nhà
Tương tự bẫy truyền thống, bẫy điện có chức năng dụ chuột vào trong, sau đó phóng ra nguồn điện cực mạnh để làm chuột chết ngay tại chỗ. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm này khá cao, tiêu hao nhiều năng lượng điện và có thể gây nguy hiểm cho con người.
3. Dùng bẫy dán keo
Đây cũng là cách bẫy chuột cống trong nhà cực hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Khi giẫm phải keo dính chuột, chúng sẽ bị mất sức do vùng vậy hoặc chết đói do bị mắc kẹt quá lâu.
Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại keo dính chuột chất lượng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn cần tránh cho thú cưng và trẻ nhỏ nô đùa trong khu vực có bẫy chuột.

4. Cách diệt chuột bằng khoai lang
Một cách bẫy chuột đơn giản mà hiệu quả khác chính là sử dụng khoai lang. Bạn chỉ cần nghiền nát khoai lang cùng một bát nước, sau đó để hỗn hợp này trước hang của chuột cống.
Khi chuột ăn phải khoai lang, chúng sẽ liên tục uống nước. Lúc này, hợp chất natri có trong khoai sống sẽ nở ra và khiến chuột bị sình bụng mà chết.
5. Cách bẫy chuột cống bằng xi măng
Sử dụng xi măng là một trong những cách diệt chuột cống đạt hiệu quả cao. Để thực hiện, bạn hãy trộn bột mì cùng xi măng khô, sau đó cho thêm một chút muối và nước để hỗn hợp được sền sệt.
Tiếp theo, bạn hãy để hỗn hợp này trước cửa hàng chuột. Sau khi ăn phải, chuột sẽ vô cùng khát nước. Khi uống nước vào, phần xi măng sẽ nở ra, ăn mòn trong bụng khiến chuột cống chết dần chết mòn.

6. Cách diệt chuột bằng phân bò
Diệt chuột cống bằng phân bò là cách thường được các bác nông dân sử dụng. Chuột khi ăn phải phân bò sẽ bị căng bụng, nôn mửa và chết ngay sau đó. Tuy nhiên, không thể áp dụng cách bẫy chuột này trong nhà bởi nó sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.
7. Diệt chuột bằng long não
Long não hay còn gọi là băng phiến, là loại chất có khả năng diệt rất nhiều loại côn trùng và động vật gây hại, trong đó có cả chuột cống. Khi ngửi thấy mùi long não, chuột sẽ bỏ đi ngay lập tức. Do đó, bạn hãy đặt long não ở những nơi chúng thường xuất hiện để xua đuổi chúng ra khỏi nhà.

8. Kinh nghiệm đuổi chuột cống bằng hành tây
Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, hành tây còn được dùng để đuổi và diệt chuột cống. Đầu tiên, bạn hãy băm nhỏ củ hành tây. Sau đó, rải hành theo đường đi và trước cửa hàng của chúng.
Những tạp chất có trong hành tây có khả năng phá hủy hồng cầu trong cơ thể chuột. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của chuột cống và khiến chúng chết dần.

9. Mẹo diệt chuột cống bằng ớt bột
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng ớt bột như một cách bẫy chuột đơn giản mà hiệu quả. Mùi hăng và cay nồng của nguyên liệu này có thể khiến khứu giác của chuột cống bị bất ổn tạm thời. Bạn chỉ cần rắc một ít bột ớt trước cửa hàng hoặc gần nơi ở của chuột rồi đợt trong khoảng vài ngày, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ về hiệu quả mà phương pháp này mang lại
10. Nuôi mèo
Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị bẫy diệt chuột thì hãy để những chú mèo thay bạn làm việc này. Mèo là khắc tinh của loài chuột cống. Chỉ trong một thời gian ngắn, những chú mèo sẽ xử lý đám chuột một cách gọn gàng và sạch sẽ, đảm bảo ngôi nhà bạn không còn bóng dáng của loài gặm nhấm này,

Tác hại của loài chuột cống
Hai răng nanh của chuột cống mọc dài liên tục trong suốt cuộc đời. Chính vì vậy, chúng không ngừng gặm nhấm mọi thứ để mài mòn đi hai chiếc răng này.
Ăn lương thực
Trung bình, một con chuột cống có thể ăn khoảng 20g thức ăn mỗi ngày. Nếu không thể kiếm đủ lượng thức ăn ngoài môi trường thiên nhiên, chúng sẽ tấn công vào trong nhà. Vì thế. bạn cần nắm được cách bẫy chuột cống trong nhà để loài gặm nhấm này không thể phá hoại kho lương thực của gia đình bạn.

Lan truyền mầm bệnh nguy hiểm
Chuột cống thường sống ở cống rãnh, bãi rác, nhà xí,… Đây đều là những nơi bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Theo nghiên cứu, chuột cống chính là nguyên nhân gây nên các căn bệnh như dịch hạch, sốt xuất huyết, trùng xoắn móc,…
Cắn đứt dây điện, làm hỏng công trình
Hàm răng sắc nhọn của chuột cống có thể cắn đứt dây điện và dây cáp quang, từ đó dẫn đến tình trạng cháy nổ và gây tổn thất kinh tế cho người dân. Do đó, biết cách diệt chuột cống chính là phương pháp bảo vệ tài sản cho chính mình.

Cắn nát quần áo, sách vở
Quần áo, sách vỡ, tủ, cửa,… là những đồ vật thường bị chuột cống phá hoại. Ngay khi phát hiện dấu hiệu chuột cắn trên những đồ dùng này, bạn cần khử khuẩn hoặc vứt đi ngay. Bởi trên vết cắn có chuột cống có thể chứa nước bọt chứa mầm bệnh. Nếu không cẩn thận vì nguồn bệnh có thể lây sang cơ thể bạn.
Chuột cống chứa mầm bệnh nào?
Cơ thể chuột cống chứa nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như:
- Vi khuẩn Spirillum: Nguyên nhân gây bệnh Sodoku.
- Virus Hanta: Có thể gây hội chứng phổi hoặc hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết.
- Vi khuẩn Yersinia Pestis: Gây bệnh dịch hạch.
- Xoắn khuẩn Leptospira: Gây bệnh vàng da xuất huyết.
- Trực khuẩn Clostridium Tetani: Gây bệnh uốn ván.
- Vi khuẩn trong khoang hô hấp của chuột: Gây bệnh sốt chuột cắn.
- Vi khuẩn Streptobacillus Moniliformis: Dẫn đến bệnh sốt Haverhill.
- Vi khuẩn Salmonella: Gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác hại của chuột cống cũng như các cách bẫy chuột cống trong nhà. Hy vọng những chia sẻ của Soc-pet sẽ giúp bạn giải quyết lũ gặm nhấm này một cách hiệu quả nhất!
> Tham khảo: