Hướng dẫn chi tiết cách nuôi chuột hamster cho người mới

Chuột
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, hamster là một trong những thú cưng được yêu thích nhất, được nhiều gia đình chăm sóc như một thành viên trong nhà. Sở dĩ, nguyên nhân là do việc nuôi hamster sẽ không tốn quá nhiều chi phí cũng như các yêu cầu về không gian sống khác như chó hoặc mèo. Bên cạnh đó, việc chăm sóc cho một, hai hay nhiều chú hamster cùng lúc lại không quá vất vả và tốn nhiều thời gian như nhiều người vẫn nghĩ. Cùng tham khảo chi tiết cách nuôi chuột hamster cho người mới ngay dưới đây nhé.

Hamster có ngoại hình nhỏ bé, xinh xắn và vô cùng đáng yêu
Hamster có ngoại hình nhỏ bé, xinh xắn và vô cùng đáng yêu

Chuột hamster có hại không?

Người ta phát hiện những loài hamster khác nhau lần đầu tiên tại rất nhiều nơi trên Thế giới, tuy nhiên, chúng chỉ thực sự được thuần hóa và công nhận là vật nuôi phổ biến trước hết ở các quốc gia châu Âu như Hà Lan, Liên Bang Nga và cả Hoa Kỳ. Thoạt đầu, hamster chỉ được nuôi trong các phòng thí nghiệm và làm cảnh. Thế nhưng nhờ vào ngoại hình đáng yêu, tính tình hoạt bát, lanh lợi, loài gặm nhấm này nhanh chóng được yêu thích và rất nhanh đã được nhân rộng khắp các nước châu Âu và châu Mỹ. Hiện nay, hamster đã hoàn toàn trở thành một trong số các vật nuôi đã được thuần chủng.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều cách nuôi chuột hamster tách biệt hoàn toàn khỏi môi trường hoang dã. Chỉ cần đáp ứng đủ và đúng các điều kiện vệ sinh môi trường sống sạch vẽ thì việc lây lan mầm bệnh giữa người và chuột hamster hoàn toàn có thể tránh được. Đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể gần gũi với chuột cưng của mình như bất kì vật nuôi nào khác.

Chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng hamster có khả năng lây lan dịch bệnh
Chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng hamster có khả năng lây lan dịch bệnh

Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu chính thức nào đưa ra kết luận chính thức về khả năng lây lan dịch hạch từ hamster sang con người. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc gần với hamster, bạn cũng cần cẩn thận không để bị cắn để đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như đảm bảo vệ sinh.

Cách bố trí môi trường sống phù hợp cho hamster

Điều quan trọng nhất trong các hướng dẫn về cách nuôi hamster chính là việc sắp xếp môi trường sống cho chúng. Trong đó, một số yếu tố cần lưu ý bao gồm:

Chất liệu lồng nuôi

Tùy theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ của môi trường mà bạn sẽ chọn thiết kế cũng như chất liệu lồng nuôi hamster phù hợp. Cụ thể, vào mùa hè hoặc khi nhiệt độ tăng, nên chọn lồng thanh thép thông gió hoặc kiểu lồng nuôi thiết kế dạng nửa thép nửa nhựa. Vào mùa đông, bạn nên ưu tiên chọn lồng nuôi hoàn toàn bằng nhựa để tăng khả năng giữ ấm. Tuy nhiên, cần lưu ý phần đáy lồng không nên sử dụng kiểu thiết kế thanh thép vì rất dễ khiến chuột bị thương.

Vị trí đặt lồng nuôi

Vị trí đặt lồng nuôi cũng nên tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời hoặc gió lùa vào, nhưng vẫn phải đảm bảo thông gió, thoáng mát. Không chỉ vậy, bạn cũng nên lưu ý không đặt lồng hamster cạnh Ti vi, dàn âm thanh, máy tính,… bởi chuột hamster vô cùng nhạy cảm với âm thanh lớn, không chỉ vậy, đôi khi chúng còn nghe được những âm thanh mà tai người không thể nghe được, gây ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như tình hình sức khỏe của chuột. Đặc biệt, việc tránh bố trí lồng nuôi tại các khu vực kể trên cũng sẽ giúp chuột không bị ảnh hưởng bởi tia phóng xạ từ các thiết bị.

Nhiệt độ

Hầu hết các loài hamster sẽ phù hợp với nhiệt độ môi trường sống ở khoảng 20 – 28 độ C. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là bạn cần phải giữ nhiệt độ môi trường sống của hamster ở mức cân bằng và ổn định. Cụ thể, vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, bạn nên hạn chế việc sử dụng điều hòa trong phòng vì việc tắt mở điều hòa sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ khiến hamster dễ bị cảm. Bởi lẽ, hamster vô cùng mẫn cảm đối với những thay đổi về nhiệt độ.

Thay đổi nhiệt độ liên tục hoặc đột ngột sẽ khiến hamster mắc phải nhiều bệnh lý
Thay đổi nhiệt độ liên tục hoặc đột ngột sẽ khiến hamster mắc phải nhiều bệnh lý

Vào mùa đông, bạn cũng nên lưu ý không nên đặt lồng nuôi hamster bên ngoài trời, điều này có thể khiến chuột rơi vào trạng thái ngủ đông giả vì quá lạnh. Thay vào đó, bạn hãy đặt lồng ở nơi kín gió, rải lên một lớp mạt gỗ làm đệm lót, ngoài ra, việc bố trí thêm một số vật dụng bằng gỗ hoặc cỏ trong chuồng cũng có thể giúp chúng giữ ấm cho bản thân vào mùa đông.

Chất liệu làm tổ

Tuy đã được thuần hóa trở thành vật nuôi nhưng một số loài hamster vẫn giữ nguyên tập tính làm tổ của mình, đặc biệt là hamster cái sắp sinh con sẽ có xu hướng tìm kiếm những vật liệu để tự xây tổ. Vật liệu tốt nhất cho hamster làm tổ chính là vải bông, tốt nhất nên là chất liệu bông tự nhiên. Đặc biệt, tuyệt đối đừng nên làm tổ cho hamster nhà bạn bằng sợi len, tuy mang đến hiệu quả giữ ấm tối ưu, thế nhưng khi chuột cắn sợi và kéo vào chỗ ngủ, một vài sợi len sẽ có nguy cơ cuốn quanh chuột con khiến chúng ngạt thở.

Chuột hamster ăn gì – Thức ăn của chuột hamster

Một trong những điểm lưu ý khi nuôi chuột hamster mà bạn cần nghiên cứu thật kĩ chính là thực đơn hàng ngày của chúng.  Tuy hamster là loài ăn tạp nhưng đế chuột mà mình luôn khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng của chúng qua bữa ăn hàng ngày. Trong số đó, cách nuôi chuột hamster béo ú và khỏe mạnh quan trọng nhất về mặt dinh dưỡng có thể được miêu tả qua 3 yếu tố dưới đây.

Thức ăn chính

Cách nuôi hamster béo ú với thức ăn chính sẽ bao gồm thức ăn trộn và hỗn hợp. Đây chính là những thực phẩm giàu chất béo, có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển toàn diện của chuột. Những thức ăn này thường có mùi hương hấp dẫn, thu hút chuột hamster. Ngoài ra, nhóm này cũng bao gồm các loại hạt như hướng dương, hạt bí, hạt lúa, hạt bắp,…

Thức ăn cho hamster vô cùng đa dạng
Thức ăn cho hamster vô cùng đa dạng

Cách nuôi chuột hamster bằng thực phẩm tươi có thể được kể đến như các loại rau củ quả bao gồm súp lơ, cà rốt, dưa chuột,… Đặc biệt, nên hạn chế hoặc cắt hoàn toàn thịt hoặc các sản phẩm từ động vật trong thực đơn hàng ngày của hamster nếu như bạn không muốn chúng trở nên hung dữ hơn. Thức ăn tươi này chỉ nên được cho ăn vài lần 1 tuần với số lượng ít, bạn cũng có thể thêm phô mai vào thức ăn để bổ sung thêm năng lượng cho chuột.

Thức ăn dặm

Tương tự, thức ăn dặm của hamster cũng vô cùng phong phú với đa dạng các lựa chọn từ côn trùng nhỏ như sâu gạo, các loại bánh như bánh gạo, bắp bung đến các loại trái cây tươi đều có thể trở thành thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho hamster.

Bánh mài răng

Bánh mài răng là thực phẩm yêu thích của hầu hết các loài hamster, có thể lựa chọn giữa các loại như: đá mài răng san hô, đá mài răng hình khúc xương,…

Cách phân biệt hamster đực và cái

Một trong những cách nuôi chuột hamster cơ bản không thể bỏ qua nữa đó chính là việc phân biệt giữa hamster đực và cái. Bởi lẽ, hamster là loài phát triển rất nhanh, và có thể sinh sản ngay từ khi được 2 tháng tuổi, vì vậy việc phân biệt giới tính đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn chuột của mình mang thai ngoài ý muốn. Bạn có thể phân biệt hamster đực và cái theo hướng dẫn dưới đây.

Đối với hamster trưởng thành

Khi những con hamster đực được khoảng 4 tuần tuổi,  tinh hoàn và phần bìu của chúng sẽ ngày một to và lộ rõ hơn, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được khi sở vào phần bụng gần đuôi của chúng. Thậm chí, khi những con đực đã hoàn toàn trưởng thành về mặt sinh dục, bạn có thể dễ dàng phân biệt giới tính của chúng chỉ bằng cách quan sát từ trên xuống. Khi đó, phần tinh hoàn của chuột đực sẽ phát triển khiến cho phần đuôi chuột đực có hình nhọn hơn. Trong khi đó, bộ phận này của chuột cái sẽ có phần tròn bầu hơn.

Phân biệt giới tính hamster đóng vai trò vô cùng quan trọng
Phân biệt giới tính hamster đóng vai trò vô cùng quan trọng

Ngược lại với chuột đực sở hữu tinh hoàn, chuột cái sẽ có 2 hàng núm vú rõ ràng ở giữa bụng, điều mà bạn có thể dễ dàng nhận biết khi quan sát bằng mắt thường.

Đối với hamster con

Vì tinh hoàn và bìu của chuột đực sẽ không lộ rõ cho tới khi chúng được 4 tuần tuổi nên chúng ta cần áp dụng một số phương pháp khác để có thể phân biệt được giới tính của hamster con. Theo đó, chúng ta cũng sẽ quan sát phần bụng của chuột, chuột cái từ 8 ngày tuổi sẽ xuất hiện núm vú ở bụng, còn chuột đực sẽ không có đặc điểm này.

Một cách khác để có thể xác định chính xác giới tính của hamster con chính là quan sát khoảng cách giữa lỗ hậu môn và lỗ sinh dục của chúng. Ở chuột cái, khoảng cách của 2 lỗ này sẽ nhỏ hơn so với chuột đực, một số trường hợp 2 lỗ này gần như dính vào nhau khiến bạn khó lòng xác định. Tuy nhiên, tỉ lệ chính xác của phương pháp này sẽ tăng lên khi mà bạn có 2 bé hamster cùng loài và cùng độ tuổi để dễ dàng so sánh.

Bên cạnh tác dụng ngăn chặn hamster mang thai ngoài ý muốn, cách nuôi chuột hamster xác định rõ giới tính còn có tác dụng ngăn chặn những xung đột khi nuôi chung 2 con hamster trưởng thành cùng giới tính. Khi đến mùa động dục, 2 chú hamster cùng giới tính sẽ có xu hướng đánh cắn lẫn nhau, thậm chí, khi 1 con chết, con còn lại sẽ ăn xác đồng loại. Vì vậy, hãy phân biệt rõ giữa hamster đực và cái để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những hướng dẫn cách nuôi chuột dành cho người mới bắt đầu một cách chi tiết nhất, bên cạnh đó cũng bao gồm các thông tin về những lưu ý khi nuôi hamster. Hi vọng rằng những kiến thức vừa được chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc hamster nhà mình.

Bài liên quan

Shopee