Cua đinh là loài thủy sản dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp, giá trị kinh tế cao nên được nhiều người tìm hiểu và xây dựng mô hình nuôi. Hãy cùng Soc-pet.com tìm hiểu cách nuôi cua đinh đúng kỹ thuật và những đặc điểm của loài vật nuôi nông nghiệp này trong bài viết dưới đây nhé!
Cua đinh là con gì? Sống ở đâu?
Trước khi tìm hiểu cách nuôi cua đinh, hãy cùng bài viết tìm hiểu qua thông tin về loài này nhé! Cua đinh thuộc loài bò sát họ rùa và có tên khoa học là Amyda Cartilaginea. Chúng có trọng lượng từ 5 – 15kg. Tuy nhiên, càng nuôi lâu thì cua đinh càng phát triển, cụ thể đã có những cá thể nặng tới 30kg.
Cua đinh thường sống ở các hệ thống sông ngòi chảy qua các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Thái Lan,… Tại nước ta, cua đinh chỉ được tìm thấy ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng vì lý do này mà cua đinh còn được biết đến với tên gọi “ba ba Nam Bộ”.
Cua đinh khác baba như thế nào?
Cua đinh và baba thường bị nhầm lẫn vì nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, nếu xét về hình dáng tổng thể thì cua đinh có trọng lượng lớn và màu sắc khác biệt đối chút so với baba.
Cua đinh | Baba gai | Baba trơn |
– Kích thước lớn hơn so với 2 loài baba. – Mai dài khoảng 0,8cm. – Mai và cành mai xuất hiện nhiều nốt sần. – Màu mai là màu tối, có đốm đen – Da đầu có màu chủ đạo là màu xám, đốm li ti màu vàng. – Bụng màu trắng và không có đốm đen. | – Kích thước nhỏ hơn cua đinh. – Mai dài khoảng 0,5cm. – Trên mai không có đốm đen. – Da sần sùi ở phần lưng và vành mai. – Trên đầu có các đốm màu đen. – Bụng màu trắng, 80% phần bụng bị phủ một lớp chấm đen. | – Kích thước nhỏ nhất trong 3 loại. – Miệng ngắn hơn mũi. – Da trơn, không sần. – Bụng màu xám, hơi ngả xanh, có đốm đen và trắng. Các đốm đen ít hơn baba gai.
|
Cách nuôi cua đinh đúng kỹ thuật
Cách nuôi cua đinh khó và phức tạp hơn baba rất nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đạt được thành công nếu áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi cua đinh dưới đây.
Chọn giống thả nuôi
Cách nuôi cua đinh có thành công hay không còn phù thuộc vào con giống. Cần chọn cua đinh giống có kích cỡ tương đồng, trọng lượng từ 150 – 200g/con. Bạn có thể phân biệt con giống khỏe, giống yếu như sau:
- Con khỏe có ngoại hình bóng, không bị dị tật hoặc xây xát, hoạt động khỏe mạnh, có thể tự lật lại bình thường nếu bị lật ngửa.
- Con yếu thường có biểu hiện rụt cổ, mắt có tinh thể màu đục, bò chậm.
Thiết kế ao/bể nuôi
Môi trường nuôi có tác động lớn vào cách nuôi cua đinh. Một môi trường nuôi cua đinh đạt chuẩn phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Nằm ở nơi yên tĩnh, quang đãng, kín đáo, có nguồn nước sạch sẽ, dễ thoát nước.
- Diện tích nuôi thích hợp từ 500 – 1000m2.
- Mức nước nuôi cua đinh lấy thịt từ 1,5 – 2m. Có thể cho nước sâu thêm 20 – 30cm trong thời điểm nắng nóng hoặc vào mùa rét.
- Thiết kế sườn bờ tạo không gian cho cua đinh nghỉ ngơi. Trên bờ tạo một khu vực cho cua đinh ăn để tiện theo dõi quá trình phát triển của chúng.
- Mỗi ao/bể nuôi có ống cấp – thoát nước riêng.
Thời vụ nuôi
Đồng bằng sông Cửu Long có thời tiết ấm áp nên thích hợp để nuôi cua đinh quanh năm. Nhiệt độ nước trung bình ở các ao nuôi thường dao động trong khoảng từ 24 – 32 độ C. Tuy nhiên, ở những nơi có điều kiện cấp nước tốt thì có thể khống chế nhiệt độ nước trong phạm vi từ 26 – 30 độ.
Kỹ thuật chăm sóc
Cua đinh thường ăn các loài động vật tươi sống như cá, tôm, giun, ếch nhái và những loại phế phẩm từ lò mổ. Lượng thức ăn trung bình mỗi ngày bằng 10% trọng lượng. Cho ăn 2 lần/ngày vào những khung giờ cố định. Đừng quên theo dõi sức ăn hàng ngày của chúng để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Cần thường xuyên kiểm tra bể nuôi, hàng rào và khu vực xung quanh nơi cua đinh sinh sống, đặc biệt trong những ngày mưa bão. Cần chú ý thêm nguồn cấp nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho mọi trường sống của chúng. Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên, bạn có thể sử dụng phương pháp khử trùng bằng vôi với lượng 15-30kg/m3 .
Phòng bệnh cho cua đinh cũng vô cùng quan trọng. Cần tắm con giống trong khoảng 30 phút bằng dung dịch Sulfat (liều lượng 8g/m3) trước khi thả để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử ao, bể nuôi bằng cách bón 10 – 15kg/100m2.
Thời điểm thu hoạch
Để cách nuôi cua đinh mang lại lợi nhuận, bạn cần chú ý đến thời điểm thu hoạch. Hầu hết người nuôi cua đinh đều kéo dài thời gian nuôi đến năm thứ 2 mới thu hoạch. Trong thời điểm này, chúng có thể tăng từ 3 – 5kg, mang lại một số lãi cao cho các hộ chăn nuôi.
Đối với những con cua đinh có kích thước nhỏ, bạn có thể giữ lại để nuôi tiếp. Ngoài ra, bạn có thể chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống năm sau.
Lưu ý khi nuôi cua đinh
Bên cạnh những thông tin về cách nuôi cua đinh đã được liệt kê ở trên, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nên cho ao/bể nuôi một lớp bùn khoảng 30cm để giúp của nằm yên, ít di chuyển. Cua đinh càng di chuyển nhiều thì càng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng về sau.
- Không cho cua đinh ăn thức ăn ướp muối, bị ươn, mốc hay các loại động vật bị nhiễm mặn.
- Nếu thời tiết lạnh, cần giảm lượng thức ăn của chúng lại.
- Thức ăn cần được xay nhỏ, để vào sàn nằm dưới mắt nước khoảng 10 – 20cm.
- Việc để thức ăn hoặc thay nước cần được thực hiện nhẹ nhàng, không khuấy động mạnh để tránh tác động vào cua đinh.
Một số mô hình nuôi cua đinh phổ biến
Hiện nay có rất nhiều mô hình được áp dụng trong cách nuôi cua đinh. Tùy theo tình hình kinh tế mà bạn có thể lựa chọn mô hình nuôi phù hợp.
Nuôi trong ao
Đây là mô hình nuôi cua đinh phù với những hộ gia đình có vốn kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần thiết kế ao nuôi một cách hợp lý, không quá rộng hoặc quá sâu để tránh làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cua đinh. Ngoài ra, cần quan tâm tới chất lượng bùn và thường xuyên thay nước, khử khuẩn để nguồn nước trong ao luôn sạch sẽ.
Nuôi trong bể kính
Mô hình nuôi này đang được ưa chuộng nhờ các ưu điểm như: tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao, ứng dụng được nhiều kỹ thuật tiên tiến. Với phương pháp nuôi này, tỷ lệ cua đinh mắc bệnh cũng giảm đi đáng kể.
Nuôi trong bể xi măng
Nếu các hộ gia đình có vốn kinh doanh ít và không có ao tự nhiên thì có thể xây bể xi măng nuôi cua đinh là biện pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, mô hình nuôi này phải đảm bảo một số yếu tố gồm:
- Được xây bằng gạch và tráng bên ngoài là một lớp xi măng.
- Trang bị thêm ống bơm và ống thoát nước để đảm bảo nguồn nước bên trong.
- Đáy bể cần được thiết kế hướng về phía cống thoát nước để thuận tiện cho việc đánh bắt và vệ sinh.
Cua đinh làm món gì ngon?
Bên cạnh cách nuôi cua đinh, chắc hẳn nhiều người cũng tò mò về cách chế biến món ăn từ loài vật này. Thịt cua đinh thơm ngon, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Cách chế biến các món ăn với cua đinh không hề phức tạp chút nào. Chẳng cần đến nhà hàng, bạn vẫn có thể tự tay chuẩn bị những món ăn thơm ngon từ cua đinh để đãi người thân, bạn bè theo các công thức dưới đây.
Cua đinh nấu chuối
Món ăn này thường được người miền Nam ăn cùng bún hoặc phở. Miếng thịt cua đinh ngọt, mềm kết hợp cùng vị chuối thành mát chắc chắn sẽ kích thích vị giác của bất kỳ ai. Để thực hiện món cua đinh nấu chuối, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm:
- Thịt cua đinh
- Chuối xanh
- Thịt ba rọi
- Đậu hũ chiên
- Gia vị bao gồm nghệ tươi, củ riềng, súp mẻ, muối, mì chính, mắm, đường
Đầu tiên, bạn cắt thịt cua đinh thành miếng vừa ăn rồi ướp cùng các loại gia vị trong khoảng 20 phút. Bắc chảo lên bếp, cho thịt ba rọi vào chiên tới khi vàng đều rồi bỏ thịt cua đinh vào xào chín.
Lấy một chiếc nồi mới, phi thơm tỏi băm rồi cho chuối vào đảo xơ. Đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ, sau đó cho thịt ba rọi, thịt cua đinh và đậu hũ rồi nấu cho tới khi sôi. Trong quá trình nấu đừng quên gia giảm gia vị để phù hợp với khẩu vị nhà mình nhé.
Cua đinh xào lăn
Cua đinh xào lăn có hương vị thơm ngon, đậm đà khiến ai cũng yêu thích. Bạn có thể bắt tay nấu món ăn này bằng cách chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Thịt cua đinh
- Mộc nhĩ
- Hành tây
- Nấm rơm
- Nước cốt dừa
- Sả, tỏi, ớt
Đầu tiên, cho dầu vào chảo rồi phi thơm sả, tỏi và ớt băm nhuyễn, sau đó cho thịt cua đinh đã được cắt miếng vừa ăn và nêm nếm cho thật vừa miệng. Khi thịt cua đinh đã săn lại, bạn tiếp tục cho hành tây, nấm rơm và nước cốt dừa vào. Cuối cùng, đợi đến khi sôi thêm một lần nữa bày ngay món ăn ra đĩa để thưởng thức ngay nhé!
Cua đinh rang muối
Đây là món nhậu được nhiều cánh đàn ông ưa thích. Gắp một miếng thịt cua đinh ngon ngọt, uống một hớp bia thì “hết xẩy”. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn cua đinh rang muối bao gồm:
- Thịt cua đinh
- Gạo nếp
- Bột chiên
- Trứng gà
- Phồng tôm
- Dầu hào, dầu mè, đậu tương, tỏi, hành khô, lá chanh
Làm sạch thịt cua đinh rồi cắt miếng to bằng bao diêm. Trộn bột chiên, trứng gà, dầu mè, dầu hào, hạt tiêu, đường thành một hỗn hợp. Sau đó cho thịt cua đinh vào, trộn đều cho thấm gia vị.
Bắc một chảo dầu sôi rồi trút thịt cua đinh vào chiên cho tới khi vàng giòn. Sau đó xóc phần thịt đã được chiên vàng với gạo nếp, đậu tương, tỏi, lá chanh. Cuối cùng, trút chúng ra đĩa rồi từ từ thưởng thức.
Giá cua đinh bao nhiêu tiền 1kg?
Giá bán cua đinh khá cao, rơi vào khoảng 700.000 – 1.000.000 đồng/kg. Riêng với cua đinh bố, mẹ thì giá bán cao hơn một chút, khoảng 1.500.000 đồng/kg. Dù giá bán không hề rẻ nhưng nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe thì nhiều người vẫn đồng ý mua cua đinh với mức giá này.
Đối với cua đinh giống, giá bán của chúng rơi vào khoảng 500.000 đồng/con cua đinh 7 ngày tuổi. Để nuôi được 100 con, người nuôi cần đầu tư khoảng 500 triệu đồng cho cơ sở hạ tầng và con giống. Mặc dù vậy, chỉ cần bán được lứa đầu tiên thì người nuôi có thể thu lợi nhuận từ 6 – 7 triệu đồng/con.
Mua cua đinh ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?
Do có giá trị kinh tế cao nên rất khó để mua cua đinh tại siêu thị hay các chợ cóc thông thường. Tại Hà Nội và TPHCM, bạn có thể mua cua đinh ở các cửa hàng chuyên cung cấp thủy – hải sản.
Trước khi mua, bạn cần tìm hiểu về độ uy tín của các cửa hàng cung cấp loài thủy sản này. Ngoài ra, bạn có thể trực tiếp đến các trại nuôi cua đinh để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi cua đinh mà bài viết muốn gửi tới bạn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật nuôi cua đinh chuẩn nhất, qua đó hạn chế tình trạng bệnh và tăng sản lượng vào cuối mùa vụ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy bài viết hữu ích nhé!