Soc-Pet
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
Soc-Pet
No Result
View All Result
Home Động vật khác Cua

Cua mặt trăng có độc không? Giá cua mặt trăng bao nhiêu 1kg?

1 Tháng Sáu, 2022
in Cua
Đánh giá post

Cua mặt trăng có độc không? Giá cua mặt trăng bao nhiêu một ký? Đây là băn khoăn của rất nhiều người khi lần đầu thấy loài cua này. Là loại hải sản quý, khó mua nên còn rất nhiều người cảm thấy lạ lẫm khi nghe đến tên của chúng. Nếu bạn có chung thắc mắc trên thì hãy cùng Soc-pet tìm hiểu kỹ hơn về loài cua biển này trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

  • Cua mặt trăng là cua gì? Đặc điểm ngoại hình
  • Cua mặt trăng sống ở đâu? Có quý hiếm không?
  • Quá trình sinh sản của cua mặt trăng
  • Cua mặt trăng có độc không?
  • Cua mặt trăng làm món gì ngon?
    • Cua mặt trăng hấp
    • Cua mặt trăng rang muối
  • Giá cua mặt trăng bao nhiêu 1kg?
  • Mua cua mặt trăng ở đâu rẻ, uy tín tại TPHCM, Hà Nội?

Cua mặt trăng là cua gì? Đặc điểm ngoại hình

Cua mặt trăng (Carpilius maculatus) còn được gọi là cua chấm bi, là một chủng cua thuộc họ Carpiliidae. Tên gọi mặt trăng xuất phát từ hình dáng độc đáo bên ngoài của chúng.

Loài cua này có kích thước khá lớn. Một con cua trưởng thành có thể dài tới 18 – 20cm và nặng từ 800 – 1000g. Đặc điểm nhận dạng của chúng chính là những đốm tròn trên mai cua. Những đốm này thường được phân bổ theo bố cục 2-3-4 (2 đốm ở gần chân sau, 3 đốm ở giữa mai và 4 đốm ở phía trước mai). Đốm thường có màu đỏ, tím hoặc hạt dẻ và trở nên nổi bật trên lớp mài màu kem hoặc hồng đất. Tùy vào tuổi đời, kích thước cơ thể và khu vực sinh sống mà đốm tròn trên mai cua có những sắc thái đậm nhạt khác nhau, tạo nên nét ấn tượng và đặc trưng cho chúng.

Có một tương truyền thú vị về loài cua mặt trăng trên đảo Hawaii rằng, khi xưa có một vị thần do đói bụng đã cố gắng bắt một con cua lớn để ăn. Tuy nhiên, thần đã bị cua kẹp trong quá trình bắt, để lại những vệt máu trên mai của chúng. Và thế là loài cua này xuất hiện từ đó.

Loài cua này có các đốm tròn độc đáo trên mai
Loài cua này có các đốm tròn độc đáo trên mai

Cua mặt trăng sống ở đâu? Có quý hiếm không?

Loài cua này chủ yếu tập trung tại các khu vực thuộc biển Ấn Độ Dương. Môi trường sống yêu thích của chúng thường là những rạn san hô, các hốc bãi đá ở độ sâu từ 0 – 30 mét. Tại khu vực châu Á, cua mặt trăng chủ yếu xuất hiện ở các đảo, quần đảo hoặc các vùng biển thuộc Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản,… Ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy loài cua này ở một số khu vực thuộc đảo Phú Quý (Bình Thuận), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Loài cua này chủ yếu tập trung tại các vùng biển Ấn Độ Dương
Loài cua này chủ yếu tập trung tại các vùng biển Ấn Độ Dương

Quá trình sinh sản của cua mặt trăng

Từ tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau là thời gian cua bắt đầu sinh sản. Dựa vào khứu giác và xúc giác, con đực tìm kiếm, bắt cặp và tán tỉnh con cái. Khi cua cái chuẩn bị lột xác, con cái sẽ tiết ra pheromone và cua đực sẽ cảm nhận tín hiệu này.

Sau khi giao phối, cua cái sẽ mang theo túi tinh của cua đực để tiến hành thụ tinh cho trứng. Chúng đẻ trứng và chứa trong phần bụng có hai lớp màng được bảo vệ bởi lớp niêm dịch. Trứng sau khi được cua mẹ ấp sẽ phát triển thành ấu trùng cua con, rời khỏi bụng mẹ để bắt đầu một hành trình mới.

Một con cua cái có thể đẻ 1 – 3 lần trong mỗi mùa. Mỗi mùa sinh sản, cua cái có thể đẻ từ vài trăm đến vài nghìn quả trứng.

Cua mặt trăng có độc không?

Do có vẻ ngoài độc đáo, bắt mắt nên nhiều người lầm tưởng chúng là loài cua độc. Thực chất không phải vậy. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng hay báo cáo nào cho thấy thịt cua mặt trăng có chứa độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Không những không có độc, thịt cua còn chứa rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như canxi, vitamin, protein tốt cho sức khỏe. Với chất thịt chắc ngọt, hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, chúng trở thành đặc sản hiếm có ở vùng biển mà bất cứ du khách nào cũng muốn được một lần thưởng thức.

Cua mặt trăng có độc không?
Cua mặt trăng có độc không?

Cua mặt trăng làm món gì ngon?

Là loài cá nổi tiếng với hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao, cá mặt trăng có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn để bạn thưởng thức. Dưới đây là một số cách chế biến cua mặt trăng đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo để thiết đãi người thân và bạn bè.

Cua mặt trăng hấp

Món hấp luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bởi phương pháp nấu ăn này không chỉ đơn giản, nhanh gọn và còn giúp món ăn giữ được hương vị tự nhiên. Cách thực hiện món cua hấp gồm những bước sau:

  • Đầu tiên, chuẩn bị cua, xả, nồi hấp, muối, tiêu, chanh, bột ngọt.
  • Cua tươi mua về rửa sạch với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.
  • Sả đập dẹt đầu, xếp vào dưới đáy nồi hấp.
  • Châm một bát nước đổ vào nồi hấp, cho cua vào và hấp trong khoảng 20 phút.

Với món ăn này, nước chấm là không thể thiếu. Bạn có thể chấm thịt cua cùng muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt cũng cực ngon. Gia vị chấm được nêm nếm theo khẩu vị của từng gia đình.

Cua mặt trăng hấp
Cua mặt trăng hấp

Cua mặt trăng rang muối

Với những người yêu thích vị đậm đà, thích nhâm nhi thịt cua với một chút rượu, bia thì cua rang muối là lựa chọn tuyệt vời. Cách thực hiện món ăn này cũng cực kỳ đơn giản với những nguyên liệu gồm: cua, tôm khô, muối, gia vị, tỏi, chanh, đường.

  • Đầu tiên, bạn cần bóc tách mai cua, loại bỏ yếm cùng các chất bẩn bên trong. Cắt đôi cua và đập dập 2 càng để dễ chế biến.
  • Tiếp theo, ướp cua với một chút muối, nêm, hạt tiêu, ớt (nếu thích) trong khoảng 10 phút để gia vị thấm đều.
  • Chiên cua ngập trong dầu đến khi vàng đều thì rớt ra để ráo.
  • Rang tôm khô, muối, hạt tiêu, đường và hạt nêm trong khoảng 10 phút. Sau đó xay nhuyễn tất cả các nguyên liệu này bằng máy xay sinh tố.
  • Bắc một chảo khác lên bếp, cho dầu và phi thơm hành tỏi. Cho cua đã chiên vào đảo trong 2 phút, sau đó cho hỗn hợp tôm khô đã xay nhuyễn vào đảo thêm trong 5 phút nữa.

Món cua rang muối có thể ăn kèm rau sống. Nếu thấy chưa đủ vị, bạn có thể ăn kèm nước mắm chua ngọt.

Cua mặt trăng rang muối
Cua mặt trăng rang muối

Giá cua mặt trăng bao nhiêu 1kg?

Do chưa có mô hình chăn nuôi nên ngư dân chủ yếu phải lặn biển để tìm và bắt loài cua này. Chính vì đó, sản lượng bắt không nhiều. Thêm vào đó, việc thương lái thu gom để bán cho các khách sạn, nhà hàng sang trọng khiến giá bán của loài cua này tăng cao, người dân cũng ít có cơ hội thưởng thức hương vị của chúng.

Hiện nay trên thị trường, giá cua mặt trăng dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/ký, tùy thuộc vào kích thước của chúng.

Giá cua mặt trăng bao nhiêu 1 kg?
Giá cua mặt trăng bao nhiêu 1 kg?

Mua cua mặt trăng ở đâu rẻ, uy tín tại TPHCM, Hà Nội?

Là loài cua hiếm chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định như đảo Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo,… nên nếu muốn thưởng thức cua “xịn”, chuẩn vị, bạn có thể tìm mua chúng khi đi du lịch ở những địa điểm này. Đối với thực khách ở TPHCM, Hà Nội hay các tỉnh thành khác, bạn có thể mua cua ở những cửa hàng hải sản lớn, có uy tín trong thành phố.

Trên đây là một số thông tin thú vị về cua mặt trăng mà Soc-pet đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng bài viết giới thiệu và chia sẻ thông tin này sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Truy cập Soc-pet.com để tìm hiểu thêm thông tin thú vị về nhiều loài động vật khác nữa nhé!

Xem thêm: Cua lông Thượng Hải giá bao nhiêu 1kg? Có độc không?

Bài liên quan

Cua nhện sống ở đâu? Thông tin A-Z về loài cua nhện Nhật Bản

Cua nhện sống ở đâu? Thông tin A-Z về loài cua nhện Nhật Bản

8 Tháng Sáu, 2022
Cua mặt quỷ có độc không? Cách nhận biết cua mặt quỷ

Cua mặt quỷ có độc không? Cách nhận biết cua mặt quỷ

7 Tháng Sáu, 2022
Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg?

Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg?

3 Tháng Sáu, 2022
Cua đá biển có ăn được không? Nấu món gì ngon?

Cua đá biển có ăn được không? Nấu món gì ngon?

3 Tháng Sáu, 2022
Cua Tasmania – Loài cua Úc khổng lồ lớn nhất thế giới

Cua Tasmania – Loài cua Úc khổng lồ lớn nhất thế giới

1 Tháng Sáu, 2022
Cua lông Thượng Hải giá bao nhiêu 1kg? Có độc không?

Cua lông Thượng Hải giá bao nhiêu 1kg? Có độc không?

29 Tháng Năm, 2022
Next Post
Cua Tasmania – Loài cua Úc khổng lồ lớn nhất thế giới

Cua Tasmania - Loài cua Úc khổng lồ lớn nhất thế giới

Cua đá biển có ăn được không? Nấu món gì ngon?

Cua đá biển có ăn được không? Nấu món gì ngon?

Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg?

Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Royal Canin là thương hiệu thức ăn cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay

[Review] TOP 13+ Loại Hạt Royal Canin tốt nhất hiện nay

29 Tháng Một, 2023
Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

8 Tháng Một, 2023
Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Một, 2023
Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông của Mỹ (American Hairless Terrier)

Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông Mỹ (American Hairless Terrier)

8 Tháng Một, 2023

Quan tâm nhiều

  • Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    634 shares
    Share 254 Tweet 159
  • Chim lợn và cú mèo có phải là một không? So sánh chi tiết

    333 shares
    Share 133 Tweet 83
  • Có nên nuôi kỳ nhông cảnh? Cách nuôi kỳ nhông trong nhà đúng CHUẨN

    640 shares
    Share 256 Tweet 160
  • Hamster bị đau mắt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    93 shares
    Share 37 Tweet 23
  • 4 cách phân biệt bồ câu trống mái đơn giản, chính xác 100%

    252 shares
    Share 101 Tweet 63
Soc-Pet

Soc-pet.com là website cung cấp những thông tin thú vị về các loài động vật trên trái đất. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới động vật muôn màu muôn vẻ.

Các loài động vật

  • Bò
  • Cá
  • Chim
  • Chó
  • Chuột
  • Mèo
  • Ngựa
  • Rắn

Thông tin

  • Chia sẻ – kinh nghiệm
  • Đồ dùng cho Pet

Liên hệ hợp tác

Email: socpet.info@gmail.com

Hotline: 089 8856 583

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Shopee