Soc-Pet
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
Soc-Pet
No Result
View All Result
Home Động vật khác Bò sát

Thằn lằn thủy tinh phương Đông – Loài thằn lằn không chân

23 Tháng Bảy, 2022
in Bò sát
Đánh giá post

Đây là một loài thằn lằn vô cùng đặc biệt, không có chân và khiến nhiều người nhầm tưởng chúng là một con rắn. Qua quá trình tiến hóa, hầu hết cơ thể chúng được tái tạo thành một cái đuôi, giúp chúng dễ dàng di chuyển. Loài thằn lằn này chỉ được tìm thấy ở miền nam nước Mỹ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài thằn lằn thủy tinh phương Đông (Eastern Glass Lizard) trong bài viết dưới đây!

Nội dung

  • 4 Sự thật thú vị về thằn lằn thủy tinh phương Đông
  • Tên khoa học của thằn lằn thủy tinh
  • Đặc điểm hình dáng
  • Đặc điểm hành vi
  • Môi trường sống của thằn lằn thủy tinh phương Đông
  • Chế độ ăn
  • Các mối đe dọa
  • Sinh sản và vòng đời thằn lằn thủy tinh phương Đông
  • Dân số và số lượng quần thể

4 Sự thật thú vị về thằn lằn thủy tinh phương Đông

  • Trước năm 1954, tất cả các loài thằn lằn thủy tinh đều được coi là O. ventralis.
  • Đây là loài duy nhất trong họ Ophisaurus có màu xanh lục
  • Đây là loài thằn lằn thủy tinh dài nhất và nặng nhất trong phạm vi của nó.
  • Chúng không trượt như rắn mà cần dùng hai bên hông để di chuyển.

Thằn lằn thủy tinh phương Đông - Loài thằn lằn không chân

Tên khoa học của thằn lằn thủy tinh

Tên khoa học của loài thằn lằn thủy tinh này là Ophisaurus ventralis. Ophisaurus được ghép từ hai tiếng “ophio” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “rắn” và “sauros” có nghĩa là “thằn lằn”. Trong khi đó, Ventralis trong tiếng Latinh có nghĩa là “của cái bụng”. Điều này mô tả cách con vật di chuyển. Chỉ có một loài duy nhất và không có phân loài nào.

Đặc điểm hình dáng

Do không có chân nên thằn lằn thủy tinh phương Đông khiến nhiều người nhầm lẫn chúng với loài rắn. Tuy nhiên, lỗ tai và mí mắt là những dấu hiệu nhận biết để phân biệt ngay cả một con thằn lằn không chân với một con rắn không có tai và không chớp mắt. Bên cạnh đó, chúng có cái đầu dài cùng một cái mõm nhọn hơn loài rắn.

Chiều dài trung bình của loài thằn lằn này là từ 18 – 43 inch, phần lớn chiều dài đó được tạo thành từ đuôi, có thể dài gấp đôi cơ thể. Chúng có lớp vảy mịn, hôi bóng với các dải màu nâu, xanh lá cây, trắng cùng các đốm sậm màu. Những con trưởng thành thường có các vết màu trắng ở hai bên cổ, đầu và không có các sọc bên dưới rãnh bên. Điều này cũng giúp phân biệt chúng với các loại thằn lằn thủy tinh khác.

Thằn lằn thủy tinh phương Đông - Loài thằn lằn không chân

Đặc điểm hành vi

Thằn lằn thủy tinh phương đông hoạt động mạnh nhất vào ban ngày và lúc chạng vạng. Chúng thường được tìm thấy bên dưới thùng rác, chậu hoa, hoặc ván gỗ bỏ đi. Vào những ngày ấm áp, chúng sẽ cơ thể dưới ánh nắng mặt trời. Vào mùa đông, chúng sẽ ngủ đông để giữ ấm cơ thể vào thời gian lạnh giá.

Đặc biệt, loài thằn lằn này có thể tự tách đuôi khi gặp nguy hiểm. Đuôi của chúng rất dễ gãy rời, đó là lý do vì sao chúng được gọi là thằn lằn thủy tinh.

Sau khi đuôi bị đứt, một chiếc đuôi mới sẽ mọc lại sau vài năm. Và chiếc đuôi mới có màu khác với phần còn lại của cơ thể chúng. Thật khó có thể tìm thấy một con thằn lằn thủy tinh hoang dã với một chiếc đuôi nguyên vẹn.

Loài thằn lằn này cũng sẽ tấn công và cắn kẻ thù nếu bị đe dọa. Tuy nhiên, vết cắn của chúng không có độc.

Môi trường sống của thằn lằn thủy tinh phương Đông

Loài thằn lằn này chỉ được tìm thấy ở đông nam Hoa Kỳ. Chúng thích môi trường sống ẩm ướt và thậm chí có thể tìm thấy ở bờ biển. Chúng cũng được tìm thấy trong rừng thông, đồng cỏ ẩm và gần đầm lầy.

Chế độ ăn

Con thằn lằn này là một loài ăn thịt và về cơ bản ăn bất cứ động vật nào mà nó có thể xử lý được. Chúng chủ yếu ăn các loài động vật không xương sống từ côn trùng đến tôm càng, nhện đến ốc sên và chuột cống. Ngoài ra, chúng cũng ăn trứng chim, chuột và rắn con.

Thằn lằn thủy tinh tìm con mồi thông qua mùi hương và tầm nhìn. Tuy nhiên, do không thể mở hàm nên chúng không thể nuốt những con mồi lớn. Đây là một điểm nhận dạng khác khi khi so sánh thằn lằn thủy tinh với rắn.

Các mối đe dọa

Mặc dù bản thân loài thằn lằn này là một kẻ săn mồi, nhưng nó cũng là một phần trong chế độ ăn của nhiều loài động vật ăn thịt khác. Các mối đe dọa của chúng bao gồm chim săn mồi, cáo, gấu trúc, rắn, lợn rừng. Các mối đe dọa khác bao gồm sự thay đổi khí hậu và tai nạn giao thông, vì thằn lằn rất khó di chuyển trên đường trơn hoặc đường cao tốc.

Thằn lằn thủy tinh phương Đông - Loài thằn lằn không chân

Sinh sản và vòng đời thằn lằn thủy tinh phương Đông

Loài thằn lằn này giao phối vào mùa xuân. Sau khi giao phối, con cái đẻ từ 5 đến 15 trứng vào mùa hè. Con cái sẽ không bảo vệ những quả trứng, nhưng nếu trứng bị phân tán, nó sẽ cuộn chúng trở lại tổ.

Trứng nở sau 50 đến 60 ngày. Con non tự lập khi mới sinh và không nhận được sự chăm sóc của mẹ nữa. Khi vừa chào đời, thằn lằn con chỉ dài khoảng 6 đến 8 inch, màu rám nắng và có các sọc sẫm dọc theo hai bên cơ thể. Các sọc này sẽ mờ dần khi chúng trưởng thành. Những con thằn lằn này có tuổi thọ từ 10 đến 30 năm.

Dân số và số lượng quần thể

Các nhà khoa học không biết chính xác dân số của loài thằn lằn này, nhưng chúng phổ biến rộng rãi ở các địa điểm mà chúng được tìm thấy. Theo IUCN, tình trạng bảo tồn của thằn lằn thủy tinh phương Đông là ít được quan tâm nhất.

Xem thêm: Thằn lằn Tây Mỹ (Eastern Fence Lizard) – Loài thằn lằn có gai

Bài liên quan

Thằn lằn Armadillo và những sự thật thú vị

Thằn lằn Armadillo và những sự thật thú vị

18 Tháng Chín, 2022
Thằn lằn Anole – Loài động vật được nuôi làm thú cưng

Thằn lằn Anole – Loài động vật được nuôi làm thú cưng

15 Tháng Chín, 2022
Những sự thật về Rùa khổng lồ Aldabra

Những sự thật về Rùa khổng lồ Aldabra

15 Tháng Chín, 2022
Thằn lằn Agama – Loài động vật ngoan ngoãn, dễ chăm sóc

Thằn lằn Agama – Loài động vật ngoan ngoãn, dễ chăm sóc

13 Tháng Chín, 2022
Tắc Kè và những sự thật thú vị

Tắc Kè và những sự thật thú vị

13 Tháng Chín, 2022
Rùa Galapagos – Loài rùa khổng lồ thuộc lớp bò sát

Rùa Galapagos – Loài rùa khổng lồ thuộc lớp bò sát

24 Tháng Tám, 2022
Next Post
Rắn chàm phương Đông – Đặc điểm ngoại hình, hành vi

Rắn chàm phương Đông - Đặc điểm ngoại hình, hành vi

Thuốc tẩy giun cho mèo và những điều bạn cần biết

Thuốc tẩy giun cho mèo và những điều bạn cần biết

Mèo bị viêm da phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Mèo bị viêm da phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Royal Canin là thương hiệu thức ăn cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay

[Review] TOP 13+ Loại Hạt Royal Canin tốt nhất hiện nay

29 Tháng Một, 2023
Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

Những đặc điểm thú vị của Thú cưng mà ai cũng nên biết

8 Tháng Một, 2023
Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó săn Mỹ (American Coonhound): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Một, 2023
Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông của Mỹ (American Hairless Terrier)

Ưu và nhược điểm khi sở hữu chó sục không lông Mỹ (American Hairless Terrier)

8 Tháng Một, 2023

Quan tâm nhiều

  • Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    634 shares
    Share 254 Tweet 159
  • Chim lợn và cú mèo có phải là một không? So sánh chi tiết

    333 shares
    Share 133 Tweet 83
  • Có nên nuôi kỳ nhông cảnh? Cách nuôi kỳ nhông trong nhà đúng CHUẨN

    640 shares
    Share 256 Tweet 160
  • Hamster bị đau mắt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    93 shares
    Share 37 Tweet 23
  • 4 cách phân biệt bồ câu trống mái đơn giản, chính xác 100%

    252 shares
    Share 101 Tweet 63
Soc-Pet

Soc-pet.com là website cung cấp những thông tin thú vị về các loài động vật trên trái đất. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới động vật muôn màu muôn vẻ.

Các loài động vật

  • Bò
  • Cá
  • Chim
  • Chó
  • Chuột
  • Mèo
  • Ngựa
  • Rắn

Thông tin

  • Chia sẻ – kinh nghiệm
  • Đồ dùng cho Pet

Liên hệ hợp tác

Email: socpet.info@gmail.com

Hotline: 089 8856 583

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Shopee