Soc-Pet
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó
No Result
View All Result
Soc-Pet
No Result
View All Result
Home Chuột

Tuổi thọ của chuột hamster là bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ hamster

22 Tháng Tám, 2022
in Chuột
Đánh giá post

Dù mới du nhập vào Việt Nam cách đây chưa lâu nhưng chuột hamster đã trở thành loại thú cưng yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, không ít người có chung thắc mắc chuột hamster sống được bao lâu? Những yếu nào ảnh hưởng tới tuổi thọ của chuột hamster? Hãy cùng Soc-pet tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

  • Chuột hamster sống được bao lâu?
  • Tại sao tuổi thọ của chuột hamster thường rất ngắn?
  • Tuổi thọ của chuột hamster ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
    • Chế độ ăn uống
    • Chế độ thể dục
    • Quá trình sinh sản
    • Môi trường sống
    • Tai nạn
    • Một số loại bệnh
  • Muốn chuột Hamster sống lâu hơn phải làm thế nào?
  • Tuổi thọ của chuột hamster theo từng loại
    • Hamster Bear
    • Hamster Trung Quốc
    • Hamster Winter White
    • Hamster Roborovski
    • Hamster Campell
  • Vòng đời phát triển của chuột Hamster
    • Khi ra đời
    • Khi trưởng thành
    • Khi già đi
  • Lời kết

Chuột hamster sống được bao lâu?

Tuổi đời chuột hamster ngắn hơn rất nhiều so với hầu hết các loài các loài vật nuôi khác trong gia đình. Vòng đời của chuột hamster thuần hóa thường từ 2 – 3 năm. Trong khi đó,  tuổi thọ của chuột hamster ngoài tự nhiên có thể kéo dài chừng 1 năm.

Bất kỳ chú chuột nào đủ 1 năm tuổi đều được xem là hamster già. Độ tuổi được thể hiện rõ rệt qua tính cách và năng lượng hàng ngày của chúng.

Chuột hamster sống được 2 - 3 năm
Chuột hamster sống được 2 – 3 năm

Tại sao tuổi thọ của chuột hamster thường rất ngắn?

Đặc điểm của chuột hamster là đạt đến độ tuổi trưởng thành nhanh hơn hầu hết các loài động vật khác. Đây là lý do vì sao tuổi thọ của chúng lại ngắn đến vậy. Một chú chuột hamster được xem là trưởng thành về mặt giới tính khi được 6 – 8 tuần tuổi.

Khi có nhu cầu mua hamster về làm thú nuôi, bạn chỉ nên chọn những chú chuột khoảng 6 tuần tuổi. Trước thời gian này, hamster chưa phát triển, không thể mở mắt và rất ít lông. Bên cạnh đó, chúng cũng cần sự chăm sóc liên tục từ cha mẹ cho đến khi được cai sữa hoàn toàn.

Hamster đạt tuổi trưởng thành nhanh hơn các loài động vật khác
Hamster đạt tuổi trưởng thành nhanh hơn các loài động vật khác

Tuổi thọ của chuột hamster ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Bên cạnh yếu tố tự nhiên và di truyền, tuổi thọ chuột hamster còn bị tác động bởi các yếu tố sau:

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của hamster. Bạn cần cung cấp cho hamster một chế độ ăn uống phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, nên thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên để bé chuột không cảm thấy bị chán ăn.

Các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh sẽ cung cấp cho hamster nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất. Bên cạnh đó, bạn đừng quên bổ sung các loại vitamin và omega để chúng phát triển toàn diện hơn.

Tuyệt đối không để hamster ăn đồ ôi thiu, có mùi, nhiều dầu mỡ bởi đây đều là những thực phẩm làm ảnh hưởng tới dạ dày của chúng.

>> Tham khảo: Chuột hamster ăn gì cho mập khỏe? Cách làm thức ăn cho hamster tại nhà

Tuổi thọ của chuột hamster dựa theo rất nhiều yếu tố
Tuổi thọ của chuột hamster dựa theo rất nhiều yếu tố

Chế độ thể dục

Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý, bạn còn cần rèn luyện cho hamster thân hình khỏe mạnh bằng các bài tập thể dục. Bạn hãy cung cấp cho hamster những loại đồ chơi như bánh xe, bóng tập để chúng thêm năng động và bớt cảm thấy buồn chán nhé.

Quá trình sinh sản

Mùa sinh sản của hamster thường rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Trung bình một con chuột cái có thể sinh khoảng 4 – 6 con non trong một lần đẻ. Việc đẻ quá dày sẽ làm giảm tuổi thọ của chuột hamster cái. Ngoài ra, chuột mẹ không thể chăm sóc hết nếu số lượng chuột con quá đông.

Môi trường sống

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới việc chuột hamster sống được bao lâu. Nếu được sống trong môi trường thoải mái thì tuổi thọ của chuột hamster sẽ kéo dài ra. Việc này thể hiện qua:

  • Biết cách chọn mua lồng phù hợp.
  • Không để chuột hamster cảm thấy căng thẳng.
  • Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Chỗ ở sạch sẽ, được vệ sinh 1 – 2 lần mỗi tuần.

Tai nạn

Tai nạn là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của chuột hamster. Sự cố này có thể do con người, động vật hoặc do chính bản thân chúng gây ra. Vì vậy, bạn không nên để trẻ con hoặc chó, mèo trong nhà tiếp xúc với chuột hamster. Hoặc khi cho hamster ra ngoài chuồng cần chú ý chúng cẩn thận, tránh để chúng rơi từ trên cao xuống.

Một số loại bệnh

Chuột hamster rất dễ mắc bệnh. Khi phát hiện hamster có dấu hiệu bất thường nào, cần đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số các loại bệnh chuột hamster có thể nhiễm là: trùng mắt, đục nhân mắt, ướt đuôi, răng mọc quá dài, ghẻ, cảm cúm, cảm lạnh.

Muốn chuột Hamster sống lâu hơn phải làm thế nào?

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của chuột hamster luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với những phương pháp dưới đây, chú chuột của bạn sẽ được sống khỏe mạnh, hạnh phúc, đồng thời tuổi thọ cũng được nâng lên đáng kể đấy.

  • Không cho hamster ăn thức ăn của người, đặc biệt là các món nhiều gia vị, dầu mỡ, dễ gây béo phì cho chuột.
  • Nếu chuột không quá bẩn thì không cần tắm cho chúng bằng nước.
  • Không để chuột hamster dưới ánh nắng trực tiếp. Mùa hè phải chuyển lồng chuột vào nơi thoáng mát.
  • Tìm hiểu kỹ giống và tập tính của từng loại hamster. Không nhốt chúng chung một lồng nếu khác giống.
  • Nếu không nuôi chuột sinh sản thì không nên nuôi chúng theo cặp đực cái.
  • Không dùng đũa tre hoặc que kem cho chúng mài răng.
  • Không dùng giấy báo, giấy vụn lót chuồng cho chuột hamster vì mực in và chất tẩy có thể làm chúng bị dị ứng.
  • Nên chọn lồng có kích thước lớn để có không gian cho hamster vận động.
Một số cách để kéo dài tuổi thọ chuột hamster
Một số cách để kéo dài tuổi thọ chuột hamster
  • Hamster ăn phô mai được không?
  • 6 câu hỏi thường gặp về cát tắm cho chuột hamster

Tuổi thọ của chuột hamster theo từng loại

Trên thế giới có tổng cộng 24 loại hamster. Mỗi loại lại có đặc điểm và tập tính khác nhau. Dưới đây là tuổi thọ của 5 loại hamster được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.

Hamster Bear

Đây là loại hamster được nuôi nhiều nhất. Tuổi thọ của chúng từ 1,5 – 3 năm, có những con sống được tới 5 năm. Giống chuột này được ưa chuộng bởi bộ lông nhiều màu sắc, kích thước lớn gấp đôi hamster lùn và không khó nuôi. Tuy nhiên, cũng giống như các loại hamster khác, hamster Bear rất dễ mắc bệnh và chết nếu không được quan tâm chăm sóc.

Hamster Bear
Hamster Bear

Hamster Trung Quốc

Hamster Trung Quốc có nguồn gốc từ Mông Cổ. Tuổi thọ trung bình của chúng thường từ 2 – 3 năm. Ngoài ra, bạn vẫn có thể kéo dài tuổi thọ của chúng bằng cách duy trì môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt một cách hợp lý. Hamster Trung Quốc được xếp vào nhóm hamster lùn vì kích thước bé nhỏ của chúng. Khối lượng tối đa mà một con hamster Trung Quốc đạt được là khoảng 30 – 45 gram.

Hamster Winter White

Tuổi thọ của chuột hamster Winter White vào khoảng 3 năm. Tuy nhiên, chúng có thể sống lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. Hamster Winter White có kích thước khá nhỏ, chúng chỉ nặng khoảng 19 – 45 gram (đối với con đực) và khoảng 19 – 36 gram (đối với con cái).

Hamster Winter White
Hamster Winter White

Hamster Roborovski

Với hình dáng nhỏ nhắn, đáng yêu cùng tính cách thân thiện, hamster Roborovski rất được lòng người nuôi. Kích thước của chúng tương đối nhỏ, chỉ dài khoảng 4 – 6 cm và nặng từ 20 – 25 gram. Bất chấp kích thước của chúng, tuổi thọ trung bình của chuột hamster Robo vẫn có thể đạt từ 3 – 4 năm.

Hamster Campell

So với các loại chuột hamster khác, tuổi thọ của chuột hamster Campell ngắn hơn. Một con chuột hamster Campell chỉ sống được khoảng 2 năm nếu được chăm sóc tốt. Trong đó, chuột đực thường sống lâu hơn chuột cái. Tuy nhiên, nếu chuột cái sinh sản ít hoặc không sinh sản thì tuổi thọ được kéo dài hơn vì không mắc các bệnh về đường sinh dục.

Hamster Campell
Hamster Campell

Vòng đời phát triển của chuột Hamster

Nắm bắt quá trình phát triển của chuột  hamster chính là cách giúp bạn chăm sóc cho chúng được tốt hơn. Vòng đời của chuột hamster từ lúc ra đời tới khi già được diễn ra như sau:

Khi ra đời

Thời gian mang thai của chuột hamster rất ngắn, chỉ khoảng 20 – 22 ngày. Mỗi lứa, chuột hamster cái sinh được từ 4 – 6 con non. Nếu chuột hamster sinh sản lần đầu thì số lượng con non có thể ít hơn.

Chuột mới đẻ không có lông, phần tai cụp vào trong. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm bởi nếu không được chăm sóc cẩn thận, chúng có thể sẽ chết.

Chuột con bắt đầu đầu mọc lông khi chúng được 05 ngày tuổi và bắt đầu mở mắt khi được 2 tuần tuổi. Chuột hamster mở mắt là thời điểm quan trọng đối với chuột hamster vì chúng phải tách ra khỏi sự chăm sóc của mẹ và sống như một cá thể riêng biệt.

Khi trưởng thành

Hamster đạt độ chín về sinh dục khi đạt 4 – 6 tuần tuổi. Lúc này, cần tách chuột đực và chuột cái nếu bạn không muốn chúng sinh sản. Ngoài ra, không nên để con cái sinh sản trước khi chúng được 10 tuần tuổi để đảm bảo tuổi thọ của chuột hamster.

Chuột hamster cần được nhân giống trước khi đạt 12 – 14 tháng tuổi bởi sau thời gian này, chúng có thể bị vô sinh. Ngoài ra, chuột cái sinh sản ở độ tuổi này có thể khiến chúng gặp các vấn đề về xương hông và xương chậu.

Quá trình phát triển của vòng đời của chuột hamster
Quá trình phát triển của vòng đời của chuột hamster

Khi già đi

Hamster già đi một điều tất yếu. Vậy khi hamster già đi chúng sẽ như thế nào? Hầu hết, chuột hamster đều sống khá bình thường cho đến khi chết đi. Điểm chung là chúng sẽ có một trong những biểu hiện như sau:

  • Ngủ nhiều hơn trước.
  • Mất nhiều năng lượng khi hoạt động.
  • Lông bạc quanh tai.
  • Kén thức ăn.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về tuổi thọ của chuột hamster. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được chuột hamster sống được bao lâu, đồng thời nắm được biện pháp kéo dài tuổi thọ cho chúng. Chúc chuột hamster nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

Bài liên quan

Hamster có thể ghi nhớ và nhận biết tên mình chỉ trong một thời gian ngắn

Gợi ý cách đặt tên cho chuột hamster độc đáo không thể bỏ qua

16 Tháng Mười, 2022
Thức ăn cho hamster vô cùng đa dạng

Hướng dẫn chi tiết cách nuôi chuột hamster cho người mới

27 Tháng Mười Hai, 2022
Hamster robo thuộc một trong những loài hamster có kích thước nhỏ nhất

Chuột hamster Robo và những điều thú vị không phải ai cũng biết

16 Tháng Mười, 2022
Hamster bear dễ dàng thu hút được sự chú ý của những người yêu động vật

Hamster bear là loài gì? Những điều thú vị về hamster bear

15 Tháng Mười, 2022
Hướng dẫn cách nhận biết hamster đực cái đơn giản và chuẩn xác nhất

Cách phân biệt hamster đực và cái đơn giản và chính xác nhất

29 Tháng Mười Hai, 2022
Hamster Campell là một trong những loài thú cưng được yêu thích nhất hiện nay

Những điều thú vị về chuột hamster Campell bạn không thể bỏ qua

25 Tháng Chín, 2022
Next Post
10+ loại cá cảnh thủy sinh dễ nuôi cho người mới bắt đầu

10+ loại cá cảnh thủy sinh dễ nuôi cho người mới bắt đầu

Cách phân biệt chó Akita và Shiba – Nên nuôi Akita hay Shiba?

Cách phân biệt chó Akita và Shiba - Nên nuôi Akita hay Shiba?

Hamster Syrian: Loài gặm nhấm thân thiện nhất

Hamster Syrian: Loài gặm nhấm thân thiện nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Chó Bernedoodle: Giống chó được nhân giống lần đầu vào 2003

Chó Bernedoodle: Giống chó được nhân giống lần đầu vào 2003

8 Tháng Hai, 2023
Chó núi Bernese (Bernese mountain dogs): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó núi Bernese (Bernese mountain dogs): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Hai, 2023
Chó săn cừu Bernese (Bernese Shepherd): Nguồn gốc và đặc điểm

Chó săn cừu Bernese (Bernese Shepherd): Nguồn gốc và đặc điểm

8 Tháng Hai, 2023
Royal Canin là thương hiệu thức ăn cho vật nuôi phổ biến nhất hiện nay

[Review] TOP 13+ Loại Hạt Royal Canin tốt nhất hiện nay

29 Tháng Một, 2023

Quan tâm nhiều

  • Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    Các loài ong ở Việt Nam: Cách phân biệt và sơ cứu khi bị ong đốt

    636 shares
    Share 254 Tweet 159
  • Chim lợn và cú mèo có phải là một không? So sánh chi tiết

    334 shares
    Share 134 Tweet 84
  • Có nên nuôi kỳ nhông cảnh? Cách nuôi kỳ nhông trong nhà đúng CHUẨN

    641 shares
    Share 256 Tweet 160
  • Hamster bị đau mắt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    93 shares
    Share 37 Tweet 23
  • 4 cách phân biệt bồ câu trống mái đơn giản, chính xác 100%

    253 shares
    Share 101 Tweet 63
Soc-Pet

Soc-pet.com là website cung cấp những thông tin thú vị về các loài động vật trên trái đất. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới động vật muôn màu muôn vẻ.

Các loài động vật

  • Bò
  • Cá
  • Chim
  • Chó
  • Chuột
  • Mèo
  • Ngựa
  • Rắn

Thông tin

  • Chia sẻ – kinh nghiệm
  • Đồ dùng cho Pet

Liên hệ hợp tác

Email: socpet.info@gmail.com

Hotline: 089 8856 583

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chó
  • Cá
  • Chim
  • Chuột
  • Mèo
  • Rắn
  • Động vật khác
    • Bò
    • Ngựa
  • Blog
    • Chia sẻ – kinh nghiệm
    • Đồ dùng cho Pet
    • Video
  • Shop
    • Đồ dùng cho Mèo
      • Đồ ăn cho Mèo
      • Cát vệ sinh cho Mèo
      • Phụ kiện cho Mèo
    • Đồ dùng cho Chó
      • Đồ ăn cho Chó
      • Phụ kiện cho Chó

© Copyright 2021 Soc-Pet.Com All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Shopee